Từ món trứng cá muối Mesolithic đạt giải thưởng ẩm thực Michelin Star, đến món rượu vang trắng làm ấm người thời đại Đồ đá mới (Mesolithic) sau Kỷ Băng Hà đều là những hương vị hình thành qua các giai đoạn tiến hóa.
Những món ăn hiện đang được yêu thích trên toàn cầu ngày nay đều có chung các nguồn gốc thú vị.
1. Người Mesolithic từng ăn món caviar hấp
Các món ăn cổ xưa cũng có thể khá tinh vi, chẳng hạn như món xúp trứng cá muối 6.000 năm tuổi từ một địa điểm gần Berlin.
Món xúp này, được tìm thấy trong một chiếc bát gốm có niên đại từ năm 4300 trước Công nguyên, giống như một phiên bản cổ của Hàn Quốc hoặc Thái Lan và có thể đang được phục vụ tại các nhà hàng ngày nay.
Trứng cá chép nước ngọt nấu trong nước luộc cá được phủ lá phía trên để giữ nguyên chất bổ dưỡng của cá đồng thời giúp thẩm thấu một số hương vị xanh tươi từ cây lá.
Món sườn heo đã được phát hiện trong một chiếc chén khác chứng tỏ người Mesolithic (người thời đại Đồ đá giữa) từng thích ăn những món này.
2. Vanilla trong mộ hoàng gia người Canaan
Ban đầu, việc sử dụng Vanilla được cho là đã bắt đầu ở Nam Mỹ. Nhưng bằng chứng mới hơn đã được phục hồi từ một ngôi mộ xưa 3.600 năm tuổi ở Israel đã khiến người ta phải sửa lại nguồn gốc của vanilla cách đây vài ngàn năm và cách xa tới 21.000km.
Những chất Vanillin được tìm thấy trong ba chiếc bình nhỏ tại một phòng mai táng thời Đồ đồng ở Megiddo, một lễ vật dành cho thế giới bên kia gồm ba bộ xương được trang trí bằng vàng và bạc chôn trong lăng mộ.
Các nhà nghiên cứu cho biết hoa lan vanilla đã đến Levant, phía Đông Địa Trung Hải, thông qua các tuyến thương mại với Đông Nam Á. Vanilla, hiện là loại gia vị đắt thứ hai sau nghệ tây, thậm chí còn được đánh giá cao hơn và có giá trị trong thời đại Đồ đồng. Vì vậy, ngôi mộ là một phát hiện lớn giống như hoàng gia Canaan.
3. Cổ vật sông Hoàng Hà kết thúc tranh luận về mì sợi
Nguồn gốc của mì sợi đã gây nên nhiều tranh luận. Một số người nói chúng là một phát minh của Trung Quốc, nhưng những người khác tranh cãi rằng chúng có nguồn gốc từ Ý hoặc thậm chí Ả Rập.
Trước năm 2005, loại mì được biết đến sớm nhất thuộc về triều Đông Hán vào khoảng năm 25 Công nguyên, nhưng một phát hiện cũ hơn cho thấy nơi sản xuất mì sợi thực sự nằm ở Trung Quốc.
Các nhà khảo cổ tại khu vực Lajia trên sông Hoàng Hà đã thu hồi một tô mì xưa 4.000 năm tuổi tình cờ được bảo tồn bởi một trận lụt thảm khốc.
- Xem thêm: Ăn như vào thời tiền sử
Chiếc tô chứa một bó sợi màu vàng dài 50cm, không giống như các phiên bản hiện đại làm từ bột, chúng được làm bằng ngũ cốc từ cây cỏ kê.
4. Rượu vang gốc từ châu Âu
Thế giới cách đây 8.000 năm vừa mới trải qua thời kỳ băng hà. Và khi nhiệt độ ấm lên, người Neolithic ở Georgia (thuộc vùng Caucus của Eurasia, vùng đất kết hợp giữa châu Âu và châu Á) đã tìm ra cách làm rượu vang.
Nó có thể là loại rượu vang lâu đời nhất trên thế giới bởi vì trong khi người Trung Quốc đã pha chế đồ uống có cồn từ 1.000 năm trước thì đó là một loại rượu nho nguyên chất.
Nhưng các sản phẩm của tổ tiên người Georgia, có niên đại từ 6.000 đến 5.800 trước Công nguyên, mới tương tự như những thứ được yêu thích ngày nay.
Những chiếc bình gốm đựng rượu để bán đã có khoảng 9.000 năm trước. Đáng tiếc ở chỗ những người bán rượu vang cổ đại đã không bao gồm nhựa cây, một chất bảo quản chỉ bắt đầu xuất hiện trong các loại rượu vang vài trăm năm sau đó.
5. Người ta biết làm bánh mì trước khi có nông nghiệp
Một loạt các đốm đen, chỉ cách nhau vài mm, từ một trại săn bắn của người Natufian ở Jordan đã tự tiết lộ chúng là loại bánh mì lâu đời nhất thế giới.
Chúng có trước loại bánh mì lâu đời thứ hai cũng như cuộc Cách mạng Nông nghiệp, từ nhiều thiên niên kỷ.
Những mẩu còn lại nhỏ xíu, cháy thành than tương đương với lượng bánh mì giòn còn dư nằm ở phía dưới cùng của máy nướng bánh mì ở nhà bạn.
Chúng xưa khoảng 14.000 năm tuổi hoặc xưa hơn khoảng 4.000 năm so với nền nông nghiệp thời đại Đồ đá mới.
Người Natufian đi lang thang trên Sa mạc Đen (ở Nevada, Mỹ, ngày nay) tìm kiếm các loại củ và ngũ cốc hoang dã như lúa mạch, lúa mì, yến mạch và bạch quả.
Họ đã biến những thành phần này thành những chiếc bánh mì dẹt không men, nướng trên đá hoặc tro. Nhưng đó là một quá trình dài, đơn điệu, vì vậy bánh mì có lẽ được dành riêng cho các bữa tiệc và sự kiện.
6. Người Sicily đã tạo ra biểu tượng ẩm thực Ý
Rượu vang Ý được cho là đã xuất hiện vào khoảng năm 1200 trước Công nguyên, có thể là một kết quả đậm đà của thời thuộc địa Hy Lạp.
Nhưng một số bình đất nung vào cuối thời đại Đồ đồng tìm được từ một hang động đá vôi Sicily trên núi Kronio đã đẩy ngày đó trở lại vào thiên niên kỷ thứ tư trước Công nguyên.
Bên trong những hũ chứa, các nhà khảo cổ tìm thấy acid tartaric 6.000 năm tuổi, thành phần acid chính của nho, cũng như muối của nó, còn được gọi là chất kem của cặn rượu.
Nó là một kết quả của quá trình lên men và một dấu hiệu của sản xuất rượu vang. Bằng chứng trực tiếp này vượt qua nhiều khám phá về rượu vang trước đó, bao gồm bằng chứng cho thấy có rất nhiều nho đã từng được trồng.
7. Những người đầu tiên sử dụng chocolat không phải là người Trung Mỹ
Các nền văn minh Trung Mỹ Olmec và Aztec đã “phát minh ra sô-cô-la” khi họ làm những thức uống có vị cacao đắng từ đầu năm 1900 trước Công nguyên.
Hoặc các nhà khoa học cũng nghĩ như thế, nhưng một số đồ gốm mới được công bố có 5.300 năm tuổi đã chuyển nơi khai sinh ra cacao đến Ecuador.
Đây là nơi xuất hiện của những cây cacao Theobroma đầu tiên trên trái đất và người dân đã khai thác các hạt giống của họ cho những mục đích ẩm thực và nghi lễ.
Phát hiện đã tạo ra sự thay đổi khi những nhà nghiên cứu nhận thấy rằng các chiếc bình của người Mayo-Chinchipe sống ở Amazon trông giống như những bình cacao Maya, sau đó khi nhìn vào bên trong và nhận ra rằng chúng cũng được sử dụng để lưu trữ cacao.
Những chiếc bình này được tìm thấy cả trong các ngôi nhà và trong các ngôi mộ, chứng tỏ cacao đã từng được sử dụng như một nghi lễ cho người chết cũng như một loại thực phẩm ở dạng bột, có thể để làm thành thức uống cacao nóng.
8. Món tủy xương
Hầu hết mọi người coi tủy xương là thứ thực phẩm bỏ đi cũng như nội tạng. Nhưng nguồn thực phẩm bị phỉ báng bất công này đã giúp loài người làm chủ được các chuỗi thực phẩm.
Những tổ tiên người Homo đầu tiên của chúng ta đã lấy nó từ xương của các động vật ít nhất từ 2 triệu năm trước.
Những người khéo tay đã sử dụng “các dụng cụ bằng đá”, được tạo ra bằng cách đập các khối đá vào nhau tạo thành một cạnh cắt sắc bén, để lấy tủy và đã đánh giá cao nó.
Các chất béo và protein trong đó đã giúp con người sớm phát triển bộ não lớn hơn, dẫn đến với khả năng chế tạo các công cụ thủ công tốt hơn.
- Xem thêm: Chơi đùa với thực phẩm, bạn dám không?
Quá trình thực hành chiết xuất tủy giúp bàn tay con người phân biệt với bàn tay vượn, vì con người biết vận dụng sức lực cùng với sự khéo léo cần thiết để bẻ xương, từ đó đã hình thành thêm những bước tiến hóa mới.
9. Những trại thịt sấy của thổ dân Mỹ
Người Mỹ bản địa đã ăn một loại giống như thịt bò sấy được gọi là pemmican và có những trang trại riêng để sản xuất nó, chẳng hạn như một trại pemmican được phát hiện tại một địa điểm săn bắn bò rừng ở Montana, tồn tại trong giai đoạn tiền châu Âu vào khoảng những năm 1410-1650.
Khu vực có tên là Kutoyis, bao gồm hơn 3.500 căn nhà xây bằng đá và phục vụ như một trung tâm chế biến bò rừng trong các thế kỷ chinh phục tiền châu Âu.
Cách làm món pemmican là một quá trình tốn nhiều công sức, trước tiên liên quan đến việc cắt thịt thành những dải, sấy khô và sau đó dùng đá đập nó thành những mảnh nhỏ.
Để cho ngon miệng và tăng thêm lượng calories, nó được trộn với chất béo, thu được bằng cách đập bể các xương thành những mảnh, đun sôi chúng, sau đó hớt bỏ lớp mỡ xương nổi trên bề mặt. Kết quả có được một loại thực phẩm dày chắc, tiện mang theo, và để dành được lâu.