Với những lợi ích mà phương pháp lăn kim hứa hẹn sẽ mang lại khiến nhiều tín đồ làm đẹp “phát ghiền”. Đây là phương pháp ai cũng phù hợp không?
Biện pháp lăn kim trong làm đẹp đã được thực hiện từ năm 1995. Nhưng những năm gần đây với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật, lăn kim đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Hai bác sĩ da liễu của Đại học Yale là Macrene Alexiades (đã có nhiều nghiên cứu về phương pháp lăn kim) và Mona Gohara sẽ giải đáp cho chúng ta: Lăn kim có tốt không?
Phương pháp lăn kim là gì?
Lăn kim là biện pháp trị liệu tạo ra những tổn thương vi điểm và dựa vào cơ chế tự làm lành của cơ thể để loại bỏ các tế bào cũ và sản sinh các tế bào mới. Những cây kim lăn (dermaroller) với đường kính mỗi đầu kim từ 0,5 đến 2,5 milimet để tạo vết thương cực kỳ nhỏ trên bề mặt da. Tuy nhiên, trên thị trường có những cây lăn có đường kính 0,2-0,5 milimet để mọi người có thể tự thực hiện phương pháp này.
Lăn kim có thực sự tốt không?
Lăn kim sẽ giúp chúng ta cải thiện tình trạng sẹo rỗ, lỗ chân lông to, giúp tăng sinh collagen và elastin (giúp da đàn hồi), giúp kích thích tóc tăng trưởng và trị hói đầu…
Tiến sĩ – bác sĩ Macrene Alexiades cho biết: “Lăn kim sẽ giúp bạn có được làn da căng mướt, hồng hào và tươi sáng trong vài tuần. Sở dĩ chúng ta có kết quả của việc viêm da (có chủ đích) và sưng tấy trên bề mặt da tạo ra”.
Mặt khác, lăn kim có tốt không sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như làn da của mỗi người, tay nghề của kỹ thuật viên…
Trong một nghiên cứu năm 2008, khi áp dụng liệu pháp lăn kim da, lượng collagen và elastin tăng gấp 400% trong vòng một tháng. Ngoài ra, theo Macrene Alexiades, lăn kim giúp quá trình đưa các hoạt chất chống lão hóa vào da sâu hơn và mang lại hiệu quả rõ rệt hơn.
Bác sĩ Mona Gohara khẳng định lăn kim còn kích thích mọc tóc. Cụ thể là, một khảo sát gần đây với 100 người và được chia thành hai nhóm khác nhau. Nhóm A sẽ dùng duy nhất kem bôi Minoxidil. Nhóm B sẽ dùng Minoxidil kết hợp với liệu pháp lăn kim. Sau 12 tuần, tình trạng tóc của nhóm B cải thiện đến 50% và cao hơn 4,5% so với nhóm A.
Tuy nhiên, Macrene Alexiades chia sẻ rằng, nếu chúng ta chỉ áp dụng duy nhất biện pháp lăn kim mà không kết hợp nhiều liệu trình khác thì sẽ không có kết quả lâu dài. Những chuyên gia, bác sĩ, những người có kinh nghiệm sẽ có liệu trình chữa trị khác nhau. Vì vậy, tốt nhất chúng ta nên tìm đến những trung tâm uy tín hoặc những bác sĩ có kinh nghiệm để có được phác đồ điều trị phù hợp.
Vì lăn kim là liệu pháp gây tổn thương và chảy máu nên các dụng cụ thực hiện phải được vô trùng theo đúng tiêu chuẩn của bộ y tế. Việc vô trùng các dụng cụ sẽ giúp chúng ta tránh các trường hợp nhiễm khuẩn các loại vi khuẩn gây hại như Herpes mụn rộp… và có khi là viêm gan B hay HIV.
- Xem thêm: Làm đẹp bằng laser có an toàn?
Macrene Alexiades cho biết rằng: “Nếu lăn kim quá thường xuyên sẽ khiến các mao mạch bị vỡ và khiến cho làn da của bạn “cứng đờ như tượng sáp”. Vì vậy, chúng ta nên cần có thời gian để da có thể tự phục hồi. Tần suất liệu trình có thể là 1 tháng/lần”.
Những người đang có vấn đề về chàm, đỏ da Rosacea, mụn, viêm da quanh miệng (Periroral Dermatitis)… không nên thực hiện các liệu trình lăn kim. Bởi lẽ, lúc này làn da đang rất yếu và nhạy cảm nên không thể chịu thêm tác động xâm lấn quá mạnh từ bên ngoài. Ngoài ra, phụ nữ ở giai đoạn sau sinh có làn da đặc biệt nhạy cảm cũng không thích hợp điều trị lăn kim.
Điều đặc biệt quan trọng khi lựa chọn phương pháp lăn kim là lựa chọn được các bác sĩ có kinh nghiệm, các chuyên gia được đào tạo bài bản, và các trung tâm thực hiện uy tín được cấp phép hành nghề. Không nên tự ý lăn kim ở nhà khi bạn chưa có đủ kinh nghiệm và các dụng cụ đủ tiêu chuẩn vệ sinh.