Theo các chuyên gia về giáo dục, cách tốt nhất để giúp trẻ em phát triển kỹ năng học tập tốt và có hiệu quả là thông qua những trò chơi thay vì các chương trình học tập dày đặc.
Nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ, cứ cho con học càng nhiều càng tốt mà vô tình quên rằng, bên cạnh việc học tập trẻ luôn cần nhu cầu vừa học vừa chơi. Theo các chuyên gia giáo dục, thay vì tạo áp lực, cha mẹ nên là người bạn đồng hành để định hướng, giúp đỡ con thành công. Áp lực gây căng thẳng cộng với chương trình nhồi nhét, đi học thêm quá nhiều… khiến trẻ đang từ hào hứng với học chuyển thành chán nản hoặc có cố gắng nhưng “không vào”. Vậy như thế nào là đồng hành với con trẻ trong học tập.
Cùng chơi với trẻ
Tiến sĩ Patricia Hogan, giảng viên bộ môn giáo dục xã hội trường Wheelock, tại Boston, Hoa Kỳ, đã đưa ra trường họp điển hình về việc phụ huynh cùng tham gia học, và chơi đùa với con của họ ngay tại một trường tiểu học. Trường này đưa ra chương trình hợp nhất giữa các hoạt động học tập và các chương trình khác trong ngày. Chương trình dạy cho trẻ mẫu giáo bắt đầu từ 7 giờ sáng mỗi ngày. Sau khi học xong, những trẻ lớn hơn sẽ ở lại trường để tham gia thể thao, âm nhạc và hội họa. Riêng phụ huynh và các thành viên khác sẽ đến trường từ 6 đến 10 giờ tối để học thể dục nhịp điệu, tiếng Anh…cùng trẻ.
Trong lớp, trẻ em thường nói nhiều hơn giáo viên. Khi chơi đùa, trẻ sẽ phải động não, tưởng tượng và có nhiều sáng kiến, tranh cãi và tạo ra những tình huống tự tin an toàn. Theo ghi nhận của các chuyên gia, những buổi học đầu niên của trẻ chính là khoảng thời gian an toàn nhất để trẻ thực hành các kỹ năng, và thái độ đối với bản thân của chúng. Bởi vì người lớn có xu hướng luôn giữ mọi thứ xung quanh trẻ ở trạng thái an toàn, trong khi chúng chưa thể nhận thức được điều đó.
Cùng học với trẻ
Việc phụ huynh tham gia cùng học với trẻ đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định sự phát triển về mặt cảm xúc của trẻ. Trường Wheelock đã tiến hành thử nghiệm một số gia đình có con đang lở lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo học kém hoặc bỏ học. Đồng thời, các bậc phụ huynh cũng được nhà trường đào tạo cách thức hỗ trợ những hoạt động của con cái họ. Chẳng hạn như, thay vì nói với trẻ những điều quá ngọt ngào, sẽ tạo sự sự kích thích cho trẻ bằng cách đưa cho chúng những đồ vật, và hỏi những đồ vật đó làm cho trẻ nhớ đến điều gì? Hoặc những đồ vật này giống gì?
Sau một thời gian dài thử nghiệm, kết quả là những trẻ hoạt động trong môi trường có sự hỗ trợ của cha mẹ, nhất là của người mẹ, có xu hướng học hỏi nhanh và tốt hơn. Trẻ diễn đạt rõ ràng hơn, so với những trẻ thiếu môi trường hỗ trợ này. Từ đó, cho thấy những người mẹ xuất thân từ gia đình nghèo cũng có thể, qua các cuộc đào tạo, góp phần cải thiện vào sự phát triển nhận thức của trẻ tốt, cũng tốt ngang bằng với các bà mẹ thuộc gia đình giàu có vốn có đầy đủ phương tiện hỗ trợ cho con cái trong việc học tập.