Qua sáu năm khảo cứu, điều tra kim loại đất hiếm, Guillaume Pitron tác giả cuốn sách Chiến tranh kim loại hiếm cho rằng các chính sách chuyển đổi năng lượng, cách tân công nghệ số hóa đang mắc cạn.
Kim loại hiếm có khắp nơi trong vỏ trái đất với trữ lượng nhỏ, có các đặc tính xúc tác không thể thiếu trong công nghệ hiện đại, năng lượng xanh. Cả thế giới sử dụng màn hình cảm biến với kim loại hiếm indium, không có kim loại hiếm, công nghệ trở lại thập niên 70 lạc hậu thế kỷ trước.
Nhưng hiện nay chi phí chiết xuất kim loại hiếm cực cao, tổn hại môi trường. Để có một lượng nhỏ kim loại hiếm phải trích một lượng đất đá khổng lồ: 1.200 tấn đá mới được 1 ký quặng lutecium.
Công nghệ khai thác kim loại hiếm vẫn như xưa – đốn hạ cây, đào bới đất đá. Quặng thu được phải xay nghiền thành bột mịn, rồi tách phần tử kim loại hiếm. Quá trình khai thác phải dùng một lượng lớn axit mạnh, hóa chất độc hại, thấm xuống đất gây ô nhiễm các nguồn nước. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư của cư dân gần các công trường khai thác lộ thiên kim loại hiếm tăng vọt vì bụi phóng xạ, G. Pitron ngao ngán: “Bắc Kinh xem ra chiến thắng kinh tế kim loại hiếm, nhưng thảm bại môi sinh, phải trả giá quá đắt cho nguồn tài nguyên trời cho. Còn Cộng hòa Dân chủ Congo phải hy sinh bao mạng người trong các mỏ khai thác cobalt cho điện thoại di động, ôtô điện…
Mục tiêu chuyển đổi năng lượng xanh, công nghệ số hóa như Công ước khí hậu toàn cầu xác định là giữ cho Trái đất không nóng lên quá 2 độ C. Pin mặt trời, tua bin gió, ôtô điện… không phát thải khí nhà kính CO2. Thế nhưng với kim loại hiếm, ô nhiễm nặng đất, nước, không khí, khí thải hiệu ứng nhà kính. Như thế kim loại hiếm đâu đã xanh, sạch hơn năng lượng bẩn dầu mỏ.