Đối diện với những tình huống khác nhau khi giáo dục con cái cũng như trong cuộc sống, bạn có đủ kiên nhẫn để giải quyết tốt mọi vấn đề hay không? Tất cả tùy thuộc vào sự kiên nhẫn của bạn. Mời bạn cùng xem bài trắc nghiệm sau:
Sáng nay, bạn có một cuộc họp quan trọng tại công ty. Đang lúc chuẩn bị đi, đứa con trai nhỏ của bạn khóc lóc khiến bạn chùn bước.
a. Nghĩ ra cách để dỗ dành con rồi mới yên tâm đi.
b. Thử vỗ về con bằng cách giải thích tầm quan trọng của cuộc họp bạn sắp tham gia.
c. Nghĩ rằng, có lẽ con bị đau. Nhưng trong trường hợp này đành mặc kệ vậy!
d. Quyết định làm ngơ do bạn đang sốt ruột vì mất thời gian.
2. Bạn đang đứng phía sau một dãy người đang xếp hàng mua sắm tại siêu thị đông đúc, bỗng thấy một đứa bé đang khóc lóc inh ỏi mà mẹ của nó dường như không hay biết. Bạn:
a. Tỏ ra ái ngại và muốn tìm cách báo cho người mẹ biết con của cô ấy đang khóc.
b. Mỉm cười với đứa bé.
c. Tảng lờ nhìn sang chỗ khác.
d. Di chuyển sang quầy khác vì không muốn bị làm phiền.
3. Khi con bạn khóc lóc và sợ hãi vì gặp ác mộng trong khi ngủ. Bạn:
a. Đến bên con dỗ dành đến khi con bình tĩnh.
b. Sắp xếp người ngủ chung với con.
c. Đưa con trở lại giường và ngủ tiếp.
d. Than thở, cằn nhằn vì giấc ngủ bị gián đoạn.
4. Bạn đi làm về muộn vào giờ cơm tối và thấy người giữ trẻ vẫn chưa dỗ con của mình ngủ. Bạn:
a. Giúp người giữ trẻ dỗ con ngủ.
b. Không hài lòng nhưng để ngày mai tính tiếp, vì cần dỗ con ngủ vào lúc này.
c. Bực bội đẩy con lên giường ngủ.
d. Cảm thấy không hài lòng về người giữ trẻ và quyết định thay người khác vào tuần sau.
5. Nhà bạn có một cuộc họp gia đình nên có nhiều trẻ con vui đùa ầm ĩ. Bạn:
a. Sắp xếp những trò chơi để bọn trẻ bớt ồn ào.
b. Nói với cha mẹ của bọn trẻ quản lý giùm.
c. Cho bọn trẻ vào một phòng riêng để tránh ồn ào.
d. Bắt buộc chúng phải giữ im lặng tuyệt đối.
6. Khi con bạn không thể làm tốt bài tập về nhà. Bạn:
a. Giúp con làm lại từ đầu và tìm hiểu nguyên nhân.
b. Cố gắng hướng dẫn con lần nữa để con tập trung hơn.
c. Cho rằng giáo viên ra bài về nhà quá khó.
d. Để mặc con tự làm.
7. Trên đường đi, con bạn phát hiện thấy một con chó nhỏ dễ thương bị bỏ rơi. Và đứa bé không muốn rời xa con chó. Bạn:
a. Không thể cưỡng lại. Nếu không có ai đến nhận, bạn sẽ cho con giữ lại con chó.
b. Giải thích với con rằng, không thể giữ lại con chó.
c. Suy nghĩ, giá như đó là một con mèo sẽ tốt hơn.
d. Không muốn giữ con chó vì không có người chăm sóc nó.
8. Khi ngồi trong xe đến địa điểm dã ngoại, con bạn không ngừng than mệt vì đường sá xa xôi. Bạn:
a. Giúp con quên đi bằng việc đếm những chiếc xe đang chạy trên đường hoặc nói chuyện với con.
b. Tăng thời gian dừng xe để con thư giãn.
c. Có cảm giác căng thẳng giống con của mình.
d. Gia tăng tốc độ vì muốn đến nơi cho sớm.
9. Phản ứng của bạn trước những thay đöíi của con ở giai đoạn mới lớn:
a. Bình tĩnh trước những thay đổi của con.
b. Tìm cách dò xét những việc làm của con.
c. Bức xúc khi con làm trái ý của bạn.
d. Bắt buộc con phải tuân theo những nguyên tắc của bạn.
10. Đây là lần thứ hai trong tuần, con bạn muốn xin thêm tiền dằn túi. Bạn:
a. Chấp nhận nếu có lý do chính đáng.
b. Đồng ý nhưng có thương lượng.
c. Tra vấn con đủ thứ và bắt con phải giải thích rõ ràng.
d. Dứt khoát không cho.
Kết quả của bạn
Nếu chọn nhiều câu a: Bạn biết kiên nhẫn trong mọi tình huống để không làm tổn thương con cái cũng như khi giải quyết những vấn đề khác. Đó cũng là cách giúp bạn kiểm soát tốt chính mình.
Khi chọn nhiều câu b: Bạn khá kiên nhẫn trong nhiều tình huống. Tuy nhiên, bạn đôi khi mất kiểm soát và thể hiện sự vội vàng, nóng nảy khi giáo dục con cái.
Trường hợp chọn nhiều câu c: Tuy bạn có phần nào kiên nhẫn nhưng vẫn thường để lộ bản tính nóng nảy trước mặt con cái cũng như tình huống khó khăn.
Chọn nhiều câu d: Bạn thường tỏ ra thiếu kiên nhẫn, thậm chí mất bình tĩnh, đặc biệt khi đối diện với tình huống bất ngờ quanh bạn và cả khi dạy con.
- Hoàng Uyên theo Psychologies