Phép lịch sự không phải là những nguyên tắc bất di bất dịch. Đó chỉ là những điều mang tính quy ước trong một cộng đồng xã hội nhất định, và thay đổi theo từng thời đại khác nhau.
Có lẽ chẳng ai muốn trở thành một người bất lịch sự trong mắt người khác. Thế nhưng đôi lúc chúng ta vẫn vô tình hoặc cố ý bỏ qua những quy tắc ứng xử rất nhỏ thôi vì cho rằng chúng chẳng quan trọng lắm.
Việc giao tiếp hằng ngày giữa chúng ta sao cho khéo léo, lịch sự tưởng đơn giản mà lại không hề đơn giản chút nào. Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp chúng ta phần nào hoàn thiện thêm cách ứng xử của bản thân.
Khi bạn tiếp khách
- Nếu đây là lần đầu tiên khách tới thăm nhà, hãy cho họ biết phòng vệ sinh ở đâu để họ có thể rửa tay rửa mặt. Sau đó hẵng mời họ ngồi vào bàn cùng với các khách mời khác.
- Nếu khách mang tới đồ ăn hay đồ uống, hãy đặt chúng lên bàn ăn để mọi người cùng thưởng thức.
Khi bạn là khách
- Nếu phải về sớm, hãy gặp riêng chủ tiệc và bảo rằng đã tới lúc bạn phải đi. Đừng chào tạm biệt các người khách khác, vì họ sẽ cảm thấy như họ cũng phải về như bạn.
Khi ăn nhà hàng
- Nếu thấy nóng, đừng vẫy khăn trước mặt để làm mát. Hãy bảo với bồi bàn rằng bạn thấy nóng, và hỏi liệu họ có điều chỉnh máy lạnh lên không.
- Đừng để người khác nhìn thấy đồ đạc trong bóp/ví ở nơi công cộng.
- Nếu cần chải tóc, hãy vào nhà vệ sinh nữ.
- Có thể tô lại son môi ở bàn ăn. Nhưng chỉ nên tô kẻ mắt và dặm lại phấn trong phòng vệ sinh.
Khi giao tiếp
- Dẫu có ở nhà, cũng đừng quên những phép ứng xử lịch sử. Ví dụ, hét từ phòng này sang phòng khác là hành vi bất lịch sự. Thêm nữa, nếu thường xuyên làm vậy, sẽ thành thói quen và người khác sẽ có ấn tượng xấu về bạn.
Khi trên bàn ăn
- Rót nước cho mỗi ly của mình là một điều bất lịch sự. Hãy hỏi người ngồi kế bên xem họ có muốn uống thêm nước không đã.
- Đừng tốn quá nhiều thời gian trong việc chọn miếng ngon nhất của một món ăn. Hãy gắp miếng gần với bạn nhất.
- Đừng để muỗng canh xuống bàn ăn, dù là lúc đang ăn hay sau khi ăn xong. Hãy để muỗng trong tô canh để khăn trải bàn không bị dính bẩn.
- Khi cầm ly trà, đặt ngón tay sao cho có 2 ngón ở trước và 1 ngón ở sau tay cầm. Bạn vẫn có thể luồn ngón tay qua tay cầm khi uống cà phê.
Khi sinh hoạt
- Hãy nhớ rằng khi ở chỗ làm, đừng đổ hết đồ trang điểm hay đặt bóp/nón lên bàn làm việc. Hãy kiếm chỗ khác để cất những đồ này.
- Đừng ngồi khoanh chân nếu đang ngồi trên ghế thấp. Khép 2 đầu gối lại với nhau, và nghiêng chúng qua 1 bên. Bạn có thể khoanh chân nếu có một chân đi trước và một chân ép ngay sau nó.
Khi ở phòng giữ đồ công cộng
- Nếu chỗ bạn tới không có phòng giữ đồ, hãy treo áo khoác trên móc.
- Bạn có thể sửa lại tóc tai trong phòng giữ đồ, nhưng đừng trang điểm, chải tóc hay thắt cà vạt. Hãy vào nhà vệ sinh nếu thấy cần thiết.
- Thỉnh thoảng các quý cô (các quý ông thì hoàn toàn không) có thể mặc áo khoác ở trong nhà.
- Những phụ kiện lớn nên được để trong phòng giữ đồ: ô dù, túi xách cỡ bự, va li (nếu không có gì có giá trị ở bên trong). Trường hợp ngoại lệ duy nhất là ví cầm tay của quý cô.
Khi ngồi trong xe hơi
- Khi bước lên xe, không nên “dẫm” mạnh chân. Nên ngồi xuống mép ghế, sau đó kéo 2 chân vào trong xe. Khi ra khỏi xe, nên đặt hai chân xuống đường trước khi đứng dậy hoàn toàn.
- Việc các quý ông phải đi đón các quý cô đã trở nên không cần thiết ở thế kỷ 21. Nếu hai bên có xe riêng, việc hẹn gặp ở điểm đến là bình thường.
- Nếu bạn đang ra lấy xe, bạn trai có thể đi cùng và đảm bảo sự an toàn cho bạn. Và dĩ nhiên, bạn cũng có thể đề xuất cho anh ta quá giang nếu anh ta sống ở gần đó.
- Chỉ khi đã quen biết nhau rất rõ thì quý ông và quý cô mới nên cùng ngồi ở ghế sau.