Ngày 29-8, Huawei đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh các thị trường mới nổi khu vực châu Á – Thái Bình Dương theo chủ đề “Thị trường mới nổi, các cơ hội đang nổi lên”. Ông Zhou Jianjun – Phó chủ tịch Nhóm Kinh doanh hạ tầng mạng viễn thông của Huawei cho biết những người tiêu dùng trẻ tuổi ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương hiện chiếm 51% dân số sẽ là động lực chính của các dịch vụ mới và cần được giải quyết từ ba khía cạnh chính, đó là các chính sách ICT, hệ sinh thái ngành và các giải pháp kinh doanh.
“Kinh tế số” mở ra một làn sóng đổi mới mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi và nâng cấp nền kinh tế truyền thống. Điều này sẽ dẫn đến việc gia tăng tỷ lệ việc làm, tăng hiệu quả xã hội và cải thiện phúc lợi công cộng. Tại thời điểm quan trọng này, các thị trường mới nổi ở châu Á – Thái Bình Dương tập trung nhiều hơn vào các chiến lược ICT quốc gia để thúc đẩy GDP như “Digital Thailand”, “Digital Bangladesh 2021”, “Kế hoạch băng rộng quốc gia của Indonesia” và “Công nghiệp Việt Nam 4.0”… Ước tính đến năm 2025, cứ mỗi một USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ giúp GDP tăng thêm 5 USD.
Xây dựng hạ tầng mạng và phổ cập băng thông rộng đến hộ gia đình có thể đảm bảo cho tiềm năng của thanh niên trong việc tiêu dùng số. Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư vào các thị trường mới nổi, các nhà khai thác đã gặp trở ngại trong việc phát triển mạng (tăng trưởng doanh thu chậm, trải nghiệm mạng không đạt yêu cầu, chi phí xây dựng mạng cao, hiệu quả hoạt động và bảo trì thấp). Việc thúc đẩy tỷ lệ lợi nhuận ròng so với chi phí đầu tư (ROI) là một chỉ số quan trọng tại các thị trường mới nổi. Vì vậy, ba yếu tố mà Huawei đề xuất, gồm các chính sách ICT, hệ sinh thái ngành và các giải pháp kinh doanh sẽ giúp các nhà khai thác tạo ra những đột phá để vượt qua khó khăn.
Tại các thị trường mới nổi, Huawei làm việc với các nhà khai thác để đưa ra một loạt các giải pháp kinh doanh sáng tạo với các tiêu chí “User +, Home +, Asset +, Efficiency +” trong các khía cạnh: (1) Triển khai nhanh băng thông rộng tại hộ gia đình và số hóa trong nhà để cải thiện phạm vi phủ sóng sâu và tăng trải nghiệm người dùng; (2) Tận dụng tối đa tài sản mạng hiện có và giải phóng tiềm năng trạm để tối đa hóa giá trị mạng và hiệu quả sử dụng băng tần; (3) Tăng hiệu quả hoạt động và bảo trì để mang lại lợi ích cho người sử dụng với các nguồn tài chính khác nhau, tạo sự kết nối giúp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, cũng như sinh kế của người dân; (4) Tối ưu hóa tài sản băng tần bằng cách đám mây hóa các nguồn tài nguyên tần số để tối đa hóa hiệu quả băng tần đồng thời giúp các nhà khai thác thực hiện triển khai mạng linh hoạt và cung cấp trải nghiệm người dùng hàng đầu.