Những cảm xúc hiện nay đang dâng trào. Chúng ta đang sống trong một thời kỳ sợ hãi, buồn bã và tức giận, đau buồn khi những điều bình thường trong cuộc sống hàng ngày bị xáo trộn bởi đại dịch. Tình cảnh này là một thử thách cho cả những người vững tâm và kiên cường nhất trong chúng ta, chưa nói đến thế hệ con em chúng ta – những đứa trẻ vẫn đang học cách xác định và quản lý các phản ứng cảm xúc của bản thân. Nhưng những gì mà chúng ta đang trải qua có thể lại là thời điểm tốt nhất để giúp chúng phát triển trí tuệ cảm xúc lên một mức độ cao hơn.
Nhà tâm lý học, nhà nghiên cứu và tác giả Lea Waters viết cho tờ The Guardian rằng con em của chúng ta đã không chỉ trở nên kiên cường thông qua những trải nghiệm này, mà chúng còn sẽ xây dựng khả năng phục hồi của mình, một phần, thông qua phản ứng cảm xúc của chúng ta đối với cảm xúc của chúng. Chúng ta có thể là “huấn luyện viên cảm xúc”, hoặc là “những người gạt bỏ cảm xúc”.
Lea đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ được cha mẹ giáo dục theo phương pháp huấn luyện cảm xúc, có hệ thần kinh trung ương bình tĩnh hơn, nhịp tim nghỉ ngơi thấp hơn, mạch não cảm xúc khỏe mạnh hơn và kỹ năng đối phó tốt hơn. Những đứa trẻ này luôn giữ điềm tĩnh trước áp lực. Đây chính là loại kỹ năng đối phó mà con em của chúng ta cần có hiện nay.
Có thể bạn cũng có thể đoán được như thế nào là những những người gạt bỏ cảm xúc. Họ làm cho những cảm xúc tiêu cực có vẻ không quan trọng, ngớ ngẩn hoặc một cái gì đó không đáng để bận tâm. Họ có thể trêu chọc, đe dọa hoặc trừng phạt một đứa trẻ vì thể hiện những cảm xúc tiêu cực, hoặc phớt lờ chúng hoàn toàn.
- Xem thêm: Bồi dưỡng cho con cảm xúc tinh thần
Trong khi đó, một huấn luyện viên cảm xúc đồng cảm và giúp con trẻ nhận biết và phân loại cảm xúc. Từ đó, một đứa trẻ có thể xây dựng sự hiểu biết về tình cảm của chúng và tăng cường khả năng điều chỉnh cảm xúc.
Viện Gottman tư vấn 5 bước huấn luyện cảm xúc:
- Hãy hiểu rõ cảm xúc của trẻ.
- Hãy chấp nhận biểu hiện cảm xúc của con bạn như là một khoảnh khắc hoàn hảo cho sự thân mật và dạy dỗ.
- Hãy lắng nghe với sự đồng cảm và công nhận cảm xúc của trẻ.
- Giúp chúng học cách gắn nhãn cảm xúc của chúng bằng lời nói.
- Hãy đặt ra những giới hạn khi bạn đang giúp con bạn giải quyết vấn đề hoặc xử lý các tình huống khó chịu một cách thích hợp.
Nếu bạn không phải là một huấn luyện viên tình cảm bẩm sinh, đừng lo, đây là một kỹ năng có thể học được. Nhà tâm lý học lâm sàng Tiến sĩ Laura Markham phác thảo một quy trình sáu bước chi tiết để giúp bạn bắt đầu và đăng tải trên trang web Aha! Parenting của bà. Bắt đầu bằng việc làm thả lỏng tâm trí bản thân trước, sau đó kết nối, tìm cách hiểu cảm giác của chúng và hỗ trợ chúng trong việc giải quyết vấn đề.
Bằng việc thực hành, quá trình sẽ diễn ra tự nhiên hơn và bạn sẽ bắt đầu thấy con mình trở nên tốt hơn trong việc thể hiện cảm xúc theo hướng tích lũy. Và những gì chúng ta cần có ngay bây giờ, thì đó là cảm xúc và thời gian để nói về chúng.