Đây là thông điệp quý giá trong dữ liệu nhân viên xin nghỉ việc của bạn.Các nghiên cứu cho thấy rằng các nhà quản trị có thể tận dụng dữ liệu nghỉ việc của nhân viên để xem liệu cách quản lý của họ có một vấn đề gì .
Trước đây tôi cũng từng nghỉ việc ở công ty khác, và thường mối quan hệ của tôi với cấp trên và công ty cũ vẫn tốt đẹp sau khi tôi rời đi.
Tôi đã báo cho họ biết trước từ lâu, huấn luyện người thay thế mình một cách kỹ càng, và sau một thời gian dài tôi vẫn trả lời các câu hỏi của công ty. Thậm chí tôi còn đề cử những công ty này đến các nhân viên khác.
Tuy vậy, tôi đã thật sự có một lần nghỉ việc “thảm họa”. Tôi mất hết sự tôn trọng đối với sếp trên của mình, nên đã lẻn vào văn phòng lúc nửa đêm, thu xếp đồ đạc và để lại duy nhất một tờ post-it nho nhỏ trên bàn quản lý.
Ngay cả các đồng nghiệp cũng không nói nên lời khi tới văn phòng vào sáng hôm sau và thấy toàn bộ đồ đạc của tôi đã biến mất.
Tôi được nghe kể rằng sếp của tôi đã xông ra khỏi văn phòng của ông và hét “Fanning đâu rồi!”. Rõ ràng công ty có một vấn đề họ rất cần giải quyết, nhưng tôi sẽ không ở lại để nói cho họ biết nó là gì đâu.
Những điểm dữ liệu này đã được thu thập trong một nghiên cứu thú vị của Anthony Klotz, giáo sư phụ tá ở cao đẳng kinh doanh của đại học Oregon.
Bài nghiên cứu của anh ấy chứa đựng nhiều thông tin do nó tập trung vào khoảnh khắc nhân viên có nhiều quyền lực nhất trong mối quan hệ công ty – nhân viên.
Họ có thể giao tiếp và hành động theo ý muốn trong những mối quan hệ đối với công ty mà không sợ bị đuổi việc. Dù gì họ cũng sẽ rời đi mà.
Nhân viên của bạn đang cắt đứt hay cố giữ mối quan hệ để có thể quay lại làm việc một ngày nào đó?
Hãy sử dụng 7 điều sau đây của Anthony Klotz để phân loại và xác định dữ liệu nghỉ việc của công ty bạn. Những điều sau đây được xếp hạng theo độ thường xuyên xuất hiện của chúng trong nghiên cứu.
- Kiểu bài bản (31%). Hình thức nghỉ việc này bao gồm việc gặp mặt với một người quản lý để thông báo cho họ biết về việc xin nghỉ, một quãng thời gian báo trước không quá gấp rút để họ thu xếp tất cả và một lý do cho việc nghỉ làm.
- Kiểu hời hợt (23.5%). Hình thức này có nhiều điểm tương đồng với “kiểu bài bản”, nhưng việc gặp mặt sẽ diễn ra nhanh hơn và thường không cung cấp lý do cho việc từ chức.
- Kiểu né tránh (12.7%). Đây là khi một nhân viên báo cho các nhân viên khác, như đồng nghiệp, cố vấn hay đại diện từ bên nhân sự biết về ý định rời đi thay vì tới gặp mặt cấp trên của họ.
- Kiểu bày tỏ lòng biết ơn (10%). Những nhân viên này thường bày tỏ sự biết ơn của họ tới người tuyển dụng và rất sẵn lòng giúp đỡ công ty trong quá trình chuyển đổi sang người mới.
- Kiểu cắt đứt quan hệ (8.6%). Đối với hình thức này, nhân viên sẽ tìm cách phá hoại công ty hay những người làm ở đó trước khi rời đi một cách hoàn toàn, thường bằng cách lạm dụng lời nói như buông lời khiếm nhã khó nghe.
- Kiểu hiểu chuyện (7.9%). Những nhân viên này thường sẽ tâm sự với quản lý của mình về ý định nghỉ việc hay ý định đi tìm việc làm mới trước khi chính thức nộp đơn từ chức.
- Kiểu đột ngột nghỉ việc (6.3%). Có những nhân viên đột ngột rời khỏi và không bao giờ có liên lạc gì nữa với nhà tuyển dụng của họ. Hình thức này có thể khiến công ty gặp khó khăn, vì đây cũng là hình thức duy nhất công ty không được nhân viên báo trước về sự từ chức của họ.
Bước tiếp theo của bạn là đem ra mọi dữ liệu từ 12 tháng vừa qua và phân loại chúng theo những mục sau đây.
Hãy để ý độ thường xuyên xuất hiện khi bạn phân loại chúng.
Nếu hầu hết các đơn từ chức của công ty bạn rơi vào nhóm 4 “kiểu bày tỏ lòng biết ơn” hay nhóm 6 “kiểu hiểu chuyện” thì xin chúc mừng bạn.
Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho việc liên kết với nhân viên, và bạn thậm chí có cả khả năng một lần nữa thuê họ vào làm việc trong tương lai. Để phòng hờ bạn cần quay lại, đừng cắt đứt hết mọi mối quan hệ nhé.
Nếu hầu hết các đơn từ chức của công ty bạn rơi vào nhóm 1 “kiểu bài bản” hay nhóm 2 “kiểu hời hợt”, hãy coi đây như một lời cảnh cáo và tìm hiểu xem liệu có lý do sâu xa nào cho việc từ chức của nhân viên không.
- Xem thêm: Giúp nhân viên từ bỏ ý định nghỉ việc
Điều này có thể liên quan đến những điều kiện bên ngoài và sự canh tranh trong việc tuyển dụng. Hãy xem lại toàn bộ dữ liệu để biết liệu mình có thể thay đổi được điều gì không nhé.
Nếu hầu hết các đơn từ chức của công ty bạn rơi vào nhóm 3 “kiểu né tránh”, nhóm 5 “kiểu cắt đứt mối quan hệ” hay nhóm 7 “kiểu đột ngột nghỉ việc” thì hãy bắt đầu reng chuông báo động.
Rất có khả năng rằng ở những cấp dưới của bạn đã có một vấn đề lớn và sẽ có thêm nhiều chướng ngại vật trước mắt. Đã đến lúc đối phó với những vấn đề này cùng với đội chỉ huy của bạn. Bạn rất có thể sẽ phải tạo ra những thay đổi lớn.