Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam, Vườn Quốc gia Cát Tiên vừa trao trả về rừng một con mèo rừng có tên khoa học là Prionailurus Bengalensis. Đây là loài động vật quý hiếm thuộc danh mục 2B, nghị định 06-2019.
Con mèo rừng này được tìm thấy trong quá trình các công nhân của Khu Y tế Kỹ thuật cao dọn dẹp mặt bằng để Bệnh viện Gia An 115 chuẩn bị cho công tác động thổ và xây dựng Trung tâm Ung bướu & Y học hạt nhân.
Theo Quỹ thế giới bảo vệ động vật hoang dã (WWF), mèo rừng Việt Nam được đánh giá là một trong những loài khó tìm nhất trên thế giới. Đây là loài động vật có tên gọi là mèo gấm, hay còn gọi là mèo cẩm thạch.
Mèo gấm có bộ lông đẹp nhất trong họ nhà mèo, thuộc chi Pardofelis. Thường sinh sống ở các khu rừng Đông Nam Á. Loài mèo này có họ hàng với báo lửa. Chúng cùng với mèo lửa xứ Borneo Pardofelis badia hợp thành chi Pardofelis.
Điểm đặc biệt của mèo gấm là bộ lông tuyệt đẹp. Cằm và dưới môi có màu trắng hoặc vàng nhạt, sau tai có đốm trắng. Mèo gấm có lớp lông dày, mịn, màu xám xanh hoặc xám nâu, nhiều hoa văn cẩm thạch xung quanh. Chân và đuôi của mèo gấm có nhiều đốm thẫm.
Hiện nay, trên thế giới số lượng cá thể mèo gấm còn vào khoảng 10.000 con. Và vẫn đang tiếp tục giảm. Chính vì vậy, mèo gấm ở Việt Nam đã được liệt vào danh mục động vật sách đỏ. Cần phải có chính sách bảo vệ cấp thiết.
Theo Tiến sĩ Bạch Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Cứu hộ Bảo tồn và Phát triển Sinh vật Vườn Quốc gia Cát Tiên: “Mèo gấm này có bộ lông đẹp nhất trong họ nhà mèo, thuộc chi Pardofelis. Thường sinh sống ở các khu rừng Đông Nam Á. Loài mèo này có họ hàng với báo lửa và đang phải đứng trước nguy cơ bị suy giảm về số lượng. Nguyên nhân là vì bộ lông sặc sỡ nên nhiều người đã tìm cách săn bắt để làm thú nuôi hoặc lấy lông. Ngoài ra, với tình trạng nạn phá rừng xảy ra càng nhiều làm cho môi trường sống của mèo rừng cũng bị thu hẹp.
Sau khi tiếp nhận, trung tâm sẽ theo dõi chăm sóc từ 2 đến 3 tuần đáp ứng được điều kiện môi trường, khí hậu ở vị trí mới làm quen với môi trường mới trước khi trả về với thiên nhiên và bảo tồn để phát triển giống loài này”.