Gạo là thực phẩm chính của hơn nửa dân số trên trái đất này, trong đó 95% được sản xuất tại Á châu. Gạo lại có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, tím, đen, đỏ, nâu. Tại Trung tâm Nghiên cứu miền Nam Thái Lan (Pattani Research Center) lưu giữ giống tám thứ gạo có màu gồm: năm loại đỏ (red waxy rice) là Homkradunga (HK), Kamyan (KN), Sangyod (SY), Kramrad (KR) và Red waxy rice 96060 (RWR-96060), còn ba loại tím đen (dark purple waxy rice) là Black waxy-rice -96044 (BWR-96044), Black waxy rice 96025 (BWR-96025) và Chormaiphai (CMP) (Yodmanee S, et al.,. 2011).
Trên thị trường thì gạo trắng là thứ được tiêu thụ gần như hầu hết mọi nơi, còn gạo có màu thì lại ít người tiêu thụ.
Tại sao gạo tím đen lại có màu tím đen (dark purple)
Khoa học đã xác nhận rằng tám loại gạo trên có màu là do sự cấu thành bởi một chất gọi là phytochemicals mà khoa học đã chứng minh là đem lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe con người. Màu tím đen của gạo có được là do chất sắt và phytochemicals nói trên nhiều hơn các loại gạo khác.
Rất nhiều cuộc nghiên cứu về khoa học cho thấy nước nào dùng gạo tím đen trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày thì tỷ lệ người chết và sự suy thoái bệnh tật do tim mạch đã giảm và thấp hơn hết so với các nước khác ít dùng.
Về dinh dưỡng của gạo tím đen
Gạo tím đen có hàm lượng protein, vitamins và minerals cao hơn bởi vì cám vẫn còn nguyên do hạt gạo không được chế biến như gạo trắng (white rice). Cám của chúng thuộc loại insoluble fibre (không tan) nên tốt cho sự tiêu hóa. Nói theo khoa học dinh dưỡng thì khi cơ thể hấp thu nhiều chất này thì giúp áp huyết giảm, các bệnh về tim mạch cũng giảm và nhiều bệnh khác cũng cải thiện. Điều này đã được một nhóm khoa học gia dày công nghiên cứu và công bố trên các tài liệu khoa học dinh dưỡng từ năm 2004.
Ngày nay khoa học đã khám phá là gạo tím đen tốt hơn cho sức khỏe con người so với gạo trắng nhờ có một hóa chất quan trọng nhất là anthocyanins. Tại Nhật, đặc biệt còn có gạo đỏ phổ cập về dinh dưỡng lại được coi là tốt nhất cho sức khỏe, vì chứa nhiều hàm lượng polyphenols và anthocyanins. Người Nhật coi đây là ân huệ được Trời ban cho họ. Với sự phát triển của khoa dinh dưỡng ngày nay thì “thức ăn chính là thuốc”. Hợp chất trên có lẽ giúp chống lại tật bệnh hay suy thoái do môi trường gây nên, chống lại tác hại của tia cực tím. Anthocyanins không những phòng ngừa các mạch máu nhỏ bị tổn thương mà còn phục hồi và làm sạch các vi tiểu mạch nói trên. Nó còn giúp các mạch máu nhỏ trong mắt ngưng rò rỉ máu. Vì tính chất antioxidant cực mạnh nên nó ức chế sự oxy hóa LDL-C, trong việc ngăn ngừa các mạch máu bị tổn hại.
Anthocyanins giúp gia tăng năng lượng trong cơ thể, làm giảm huyết áp, giảm hiện tượng Pakinson (tay run). Chúng cũng giúp ngăn chặn sự hủy hoại của thần kinh vận động và cải thiện trí nhớ. Ở trong nước, gạo tím đen được trồng ở Sóc Trăng nhưng không nhiều. Các chợ lớn ở Sài Gòn cũng có bán loại gạo này.
Hồ Trân sưu tầm