Tuần tự và liên tục đặt chân này trước chân kia là động tác đi bộ mà chúng ta thực hiện hàng ngày. Tuy nhiên, ngoài tác dụng rèn luyện thể chất của một bài tập thể dục, động tác đơn giản này còn mang đến nhiều lợi ích tinh thần.
Dù đi bộ để rèn luyện thể chất hay tinh thần, đi bộ du lịch hay trị bệnh, ngày nay đi bộ chiếm vị trí quan trọng trong đời sống mọi tầng lớp: bình dân, trí thức, thượng lưu… Tại sao bạn đi bộ? Đi bộ mang đến cho bạn lợi ích gì? Thoát khỏi thế giới tốc độ, bận rộn và hiện đại, đi bộ đã vượt qua ngưỡng cửa của thể chất để lấn sang lãnh vực tinh thần. Đi bộ được xem như là “sức mạnh mang tính cải tổ”, là cách giúp chúng ta “đứng lên”, là “khe hở của tự do” trong một thế giớ đầy bất ngờ và khó đoán trước… Từ đi tản bộ đến thiền định, từ thử thách về lòng can đảm đến sự kiên trì, sau đây là lời kể của 6 nhà văn về ý nghĩa của đi bộ đối với cuộc sống của họ.
Sylvain Tesson, biệt danh nhà văn lữ khách: “Tôi không bỏ lỡ bất cứ cơ hội đi bộ nào”
“Ngày nay, mỗi động tác, cử chỉ đều bị chi phối bởi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật số. Để đi tàu điện hay xem một tác phẩm của Rembrandt, người ta đều phải tìm thông tin trong máy vi tính. Và kể từ khi giao phó từng chi tiết nhỏ nhất về sự tồn tại của mình cho bộ xử lý và quy trình này, chúng ta khó lòng mà lường trước được điều bất ngờ nào có thể sẽ xảy ra.
Và tuy không có lý do chính đáng để phê phán vấn đề này, chúng ta may mắn có cách riêng giúp chúng ta bớt lệ thuộc vào nó: đó là ‘đi bộ’. Đi bộ giúp chúng ta thoát khỏi các thiết bị này như triết gia Giorgio Agamben đã từng nói. Chúng ta chọn cách chạy trốn để tìm lại sự tự do bằng cách lách khỏi ‘khe hẹp’ và đi bộ”.
Đam mê môn đi bộ và leo núi, năm 2014, Sylvain Tesson té từ mái nhà xuống. Sau khi ra khỏi cơn hôn mê và hồi phục, Sylvain đã đi bộ xuyên qua nước Pháp và đó là liệu pháp giúp chị hoàn toàn hồi phục sức khỏe. Từ cuộc hành trình này, Sylvain đã viết xong một quyển sách nhan đề Trên những cung đường đen (Sur les chemins noirs) được Gallimard xuất bản năm 2016. Trong tác phẩm Sylvain đã sử dụng chuyến đi như là cách để chỉ trích phong trào hiện đại hóa: đi bộ là chạy trốn thế giới kỹ thuật số và qua đó chống lại trào lưu, sự ngự trị của dự báo.
Sarah Marquis: Nhà văn thích phiêu lưu trên đôi chân
“Nếu các cuôc thám hiểm của tôi chỉ có một mục đích thì đó là ‘nêu ra sự gắn kết với thiên nhiên là cách duy nhất để con người tự cứu lấy mình’. Tôi đã dành một nửa cuộc đời mình để đi bộ xuyên qua các khu rừng, sa mạc, thảo nguyên, nhờ đó tôi đã phát triển khả năng đi bộ. Thông thường tôi phục hồi sinh lực chỉ sau khoảng 20 phút đi bộ. Tóm lại, đây chỉ đơn giản là năng khiếu căn bản của con người: đặt chân này trước chân kia giữa thiên nhiên rộng lớn bao la”.
Từ hơn 20 năm qua, Sarah Marquis đã một mình đi bộ khắp thế giới. Sau chuyến thám hiểm dãy núi Andes năm 2006, Sarah đã dành 3 năm để đi bộ từ Siberia đến Úc trên đôi chân của mình. Chị đã vượt qua hàng ngàn km và cho ra đời quyển Hoang dã thiên nhiên (Sauvage par nature) do nhà xuất bản Pocket phát hành năm 2015. Với những chuyến du hành đường dài, Sarah xứng đáng với danh hiệu “Nhà văn phiêu lưu của năm” do tờ National Geographic tặng.
- Xem thêm: Để thưởng thức trọn vẹn một tác phẩm
Frédéric Gros, triết gia: “Đi bộ là thể hiện phẩm giá”
“Đi bộ đường dài, chậm rãi, kiên quyết trong nhiều ngày, nhiều tháng là để thể hiện sự can đảm: sự chịu đựng dẻo dai này, không phải là sự hăng say bộc phát, mà là cách để giữ vững tính kiên trì bền bỉ. Đi bộ còn là cách thể hiện phẩm giá: người đi bộ luôn đứng vững và hướng về phía trước. Đi bộ tượng trưng cho sự khiêm nhường mà không bao giờ mất thể diện”.
Frédéric Gros, triết gia, giáo sư tại Học viện Chính trị Paris, soạn thảo một công trình nghiên cứu chính trị, đạo đức và thẩm mỹ theo cách của triết gia, nhà sử học Pháp Michel Foucault. Trong tác phẩm Đi bộ, một triết lý (Marcher, une philosophie), Flammarion xuất bản năm 2011, tác giả Frédéric Gros phân tích ý nghĩa chính trị bao trùm động tác đi bô riêng lẻ từng cá nhân hay tập thể. Đây là cách thể hiện phẩm giá một cách bình dị nhất.
Martine Segalen, nhà dân tộc học: “Có một tinh thần (ý tưởng, trường phái) thi chạy bộ và một tinh thần đi bộ”
“Nếu thi chạy bộ và đi bộ có nguồn gốc giống nhau và một kỹ thuật thể hiện đơn giản, cả hai được phân biệt ngay lập tức bởi từ vựng của chúng: người thi chạy bộ thực hiện bằng cách nhấn bước nhanh và mạnh mẽ; đi bộ là những bước chân nhẹ nhàng, chậm rãi. Ngoài sự khác biệt về tốc độ của bài tập thể dục là ai là người chạm mức đầu tiên, và dù có sự tương đồng khá rõ ràng trong việc sử dụng tứ chi, thi chạy bộ và đi bộ được thực hiện bởi 2 đối tượng khác nhau; thi chạy bộ và đi bộ có giá trị khác nhau dù đó là thời gian, khoảng cách của chính mình hay người khác. Hiểu theo nghĩa này, dường như có một tinh thần thi chạy bộ và một tinh thần đi bộ”.
Martine Segalen, Giáo sư tại Đại học Paris-Naterre, là tác giả của một trong số những quyển sách đầu tiên về thi chạy bộ Những đứa con của Achille và Nike (Les enfants d’Achille et de Nike) do nhà xuất bản Métailié phát hành năm 1994. Sách vừa được tái bản với lời mở đầu khá dài phân tích những thay đổi của thi chạy bộ theo thời gian, từ phong trào hippie sống lập dị những thấp niên 1960-1970 đến phong trào chạy bộ hiện nay.
David Le Breton, nhà xã hội học: “Đi bộ thường có tác dụng trị liệu”
“Đi bộ thường có tác dụng trị liệu, bản năng tái tạo và hồi phục của nó không bao giờ suy giảm. Nó cung cấp khoảng cách vật lý và tinh thần hợp lý giúp ta hồi phục và tìm lại chính mình, sự sẵn có của các sự kiện, thay đổi môi trường và người đối thoại và tách khỏi những thói quen cá nhân. Đi bộ còn giúp mở ra một thời khóa biểu mới, cho các cuộc gặp gỡ, tùy theo ước muốn may mắn của người đi bộ…”.
Nhà xã hội và nhân loại học David Le Breton hiện là Giáo sự tại Trường Đại học Strasbourg, Pháp. Ông cũng là thành viên của Collège de France và là tác giả quyển Ca ngợi đi bộ (Éloge de la marche), Đi bộ, ca ngợi những con đường và sự chậm rãi (Marcher, Éloge des chemins et de la lenteur), Im lặng (Du silence) đều do nhà xuất bản Métailié phát hành. Trong các tác phẩm của mình, David Le Breton ca ngợi việc đi bộ, sự chậm rãi như là phương tiện giúp đối phó với sự nhàm chán và trắc trở.
Antoine de Baecque, sử gia: “Đi bộ là nguồn cảm hứng để suy nghĩ và đôi khi là để viết”
“Đi tản bộ giúp nảy sinh ra ý tưởng để viết lách. Khi đi bộ, chúng ta thường suy nghĩ; đi bộ làm ta suy nghĩ và rồi đôi khi là viết, đặc biệt là viết về… đi bộ. Chu kỳ này có thể tạo ra cấu trúc của riêng nó, hình dạng và ngay cả câu văn cũng như chủ đề giúp hình thành nhịp độ, dàn ý. Đi bộ không chỉ là sự kích động câu chuyện, chia sẻ cuộc phiêu lưu với người khác, mà đối với một số tác giả có lẽ còn bao gồm cả sự làm nóng cơ thể cần thiết cho sự khởi xướng câu chuyện”.
Đó là những câu hỏi của nhà sử học Antoine de Baecque. Trong tác phẩm Một câu chuyện về đi bộ (Une histoire de la marche) do Perrin xuất bản năm 2016, chuyên gia về lịch sử văn hóa thế kỷ 18 và giáo sư lịch sử điện ảnh tại Trường Cao đẳng Sư phạm (École normale supérieure) này so sánh đi bộ như là một phép ẩn dụ của văn viết.
- Xem thêm: Triết gia: Những người đàn ông sợ làm bố