Khi các cổ phiếu lớn như VNM, GAS, VIC, MSN, VCB… bị “đánh” mạnh, thị trường đã không còn tồn tại khái niệm phân hóa, các cổ phiếu rủ nhau rớt giá như… ngả rạ.
Nguyên do rất… cũ
Trong phiên giao dịch 23-8, nhiều nhà đầu tư bất ngờ khi có lúc cổ phiếu VNM giảm gần chạm sàn. Trong cả năm qua, chưa bao giờ VNM lại có phiên mất giá nhanh và mạnh như thế. Với thị giá lớn, sựảnh hưởng đến chỉ số chung cũng cực lớn, sự biến động của VNM đã lấy đi sự bình tĩnh của nhiều nhà đầu tư. Nhà đầu tư trong nước đã chen nhau thoát ra khỏi VNM. Mặc dù đợt sụt giảm này có phần do sức ép bán ra đến từ khối ngoại nhưng theo thống kê sau giao dịch thì chưa đến 1/3 khối lượng giao dịch của VNM phiên này là do khối ngoại bán. Phần lớn cổ phiếu VNM là do nhà đầu tư trong nước bán ra trong tâm lý bằng mọi giá để cắt lỗ. Phiên này, VN-Index mất hơn chín điểm và ngày càng xa ngưỡng 500 khi chốt phiên ở 486,82 điểm.
Diễn biến của thị trường trong phiên giao dịch cuối tuần khiến cho cả những nhà đầu tư có cái nhìn thận trọng, thậm chí bi quan với tình hình, cũng không thể tưởng tượng nổi. Điều đáng nói là không có thông tin gì quá xấu khiến thị trường phải hốt hoảng đến vậy. Có chốt lời với các cổ phiếu blue-chip đã tăng giá khá tốt trong thời gian qua và có cơ cấu danh mục song cũng không tới mức khiến thị trường phải “đâm đầu, bổ chửng” đến như vậy. CPI của hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh trong tháng 8 được công bố tăng lần lượt là 3,1% và 0,31% so với tháng trước. Diễn biến này làm dấy lên lo ngại CPI sẽ tăng cao trở lại, gây áp lực lên chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, việc CPI tăng đã được dự đoán từ nhiều ngày trước nên cũng không phải là yếu tố gây choáng váng. Áp lực lớn nhất có lẽ chính là việc nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh trở lại tại các cổ phiếu lớn. Động thái này ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư. Rõ ràng tâm lý của nhà đầu tư chưa thật sựổn định, sự biến động của vài mã cổ phiếu lớn đã khiến cho sự hốt hoảng lan ra nhanh chóng. Với kinh nghiệm “đau thương” trên thị trường, nhiều nhà đầu tư đã đặt kỷ luật giao dịch, hễ thấy có “biến” thì phải dứt khoát bán để thay đổi trạng thái từ cổ phiếu sang tiền, bất kể nguyên nhân (!).
Quan sát hành động của khối ngoại
Khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh các cổ phiếu dẫn dắt trong tuần từ 19 đến 23-8. Tổng cộng trong tuần qua trên HoSE, khối ngoại bán ròng với giá trị lên đến gần 453,9 tỉ đồng. Giao dịch bán ròng tập trung mạnh nhất ở VNM (140,8 tỉ đồng), BVH (60 tỉ đồng), VCB (38,9 tỉ đồng), MSN (32,7 tỉ đồng)… Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt – BVSC cho rằng sựảnh hưởng bởi làn sóng thoái vốn của các nhà đầu tư nước ngoài tại ViệtNamsẽở một mức độ nhẹ hơn so với các quốc gia khác. Mặc dù vậy, những ảnh hưởng trong ngắn hạn vẫn có thể gây ra những phiên điều chỉnh mạnh đối với VN-Index. Một vài công ty chứng khoán khác đã đưa ra khuyến nghị, nhà đầu tư nên chờ đợi xu hướng bán ròng của khối ngoại lắng xuống. Về ngắn hạn, đối với tuần giao dịch cuối cùng của tháng 8, Công ty cổ phần Chứng khoán FPT – FPTS đánh giá, nhiều khả năng diễn biến tiêu cực của thị trường sẽ còn có thể kéo dài sức ảnh hưởng. Bởi vậy, nhà đầu tư ngắn hạn nên thận trọng quan sát diễn biến thị trường và không nên vội vàng bắt đáy khi chưa có sự xác nhận rõ ràng hơn về giao dịch của khối ngoại. Mặt khác, nhà đầu tư giá trị có thể chờ mua gom cổ phiếu tốt khi giá rơi về vùng hỗ trợ mạnh.
Mặc dù sự liên thông với thị trường chứng khoán thế giới trong thời gian qua không thể hiện rõ nét song thị trường chứng khoán Việt cũng khó tránh khỏi những ảnh hưởng nhất định từ việc rút vốn của khối ngoại, đặc biệt là từ các quỹ ETF nếu chương trình nới lỏng định lượng của FED sớm kết thúc. Động thái bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt hiện nay không nằm ngoài xu hướng rút tiền khỏi cổ phiếu và các tài sản rủi ro của các quỹ đầu tư tại các thị trường mới nổi.
Phiên giao dịch đầu tuần, ngày 26-8, đã có lúc VN-Index mất tới gần bảy điểm nhưng chính sự hồi phục của các cổ phiếu lớn như MSN, HAG, BVH…, đặc biệt là VNM đã khiến thị trường không có thêm một phiên giảm điểm. Chốt phiên VN-Index tăng ba điểm, đạt 490,54 điểm, với 39,1 triệu cổ phiếu được trao tay, trị giá 763 tỉ đồng. VNM phiên này lấy lại được 3.000 đồng/cổ phiếu, đưa thị giá lên 139.000 đồng/cổ phiếu. Vấn đề của thị trường vẫn là động thái bán ròng của quỹ ETF, nhà đầu tư cần quan sát để đánh giá ảnh hưởng của động thái này.
Song Hà