Từng được tác giả Erich Schlosser ví von bằng hình ảnh “Củ khoai tây ngồi ghế bành”, sự lên ngôi của thức ăn nhanh (fast food) trong đời sống hiện đại đã trở thành một thực tế không thể phủ nhận. Tuy nhiên, sự thay đổi, bên cạnh sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian… còn kéo theo nhiều hệ lụy đáng ngại đối với sức khỏe, đặc biệt là dân văn phòng – nhóm khách hàng quen thuộc của fast food.
“Đủ nhanh” nhưng có “đủ tốt”
Chỉ mất ba phút để có ngay bữa ăn nóng giòn khi gọi món tại quầy, phần ăn dồi dào năng lượng được đưa tận văn phòng chỉ bằng một cuộc điện thoại, sự nhanh chóng và tiện lợi ấy đã giúp fast food trở thành lựa chọn lý tưởng cho nhịp sống tất bật của dân văn phòng – những người gắn với văn hóa “cái gì cũng nhanh”.
Tuy nhiên, fast food dù rất giàu năng lượng nhưng thường chứa nhiều muối, hàm lượng cholesterol xấu và chất béo bão hòa cao, lại cung cấp rất ít vitamin, thiếu chất xơ và khoáng chất. Sử dụng fast food quá thường xuyên sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái mất cân bằng dinh dưỡng, kéo theo nhiều tác hại cho sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ mắc phải các chứng bệnh về tim mạch. Theo một báo cáo từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, so với việc hoàn toàn không sử dụng fast food, nguy cơ bệnh tim mạch tăng hơn 20% ở những người dùng fast food một lần/tuần. Nguy cơ này tăng lên 50% đối với những người tiêu thụ fast food ba lần/tuần và tăng đến 80% với những người dùng nhiều hơn thế.
Dinh dưỡng: vũ khí đẩy lùi nguy cơ bệnh tim mạch
Dù được xem là “bệnh người già” nhưng thực chất việc phòng ngừa các nguy cơ bệnh tim mạch không thể chờ đến khi tuổi già; trái lại, cần được chú ý ở bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt vào giai đoạn từ 35 tuổi trở đi.
Về lý thuyết, để hỗ trợ hệ tim mạch, ngoài các yếu tố năng lượng, dinh dưỡng, bữa ăn còn cần có những thành phần như: chất đạm ít béo làm giảm lượng cholesterol trong máu, giảm nguy cơ béo phì và các chứng xơ vữa động mạch; chất xơ hỗ trợ điều hòa đường huyết, hạn chế hấp thu năng lượng, ngăn ngừa thừa cân; các khoáng chất kali, canxi, magiê giữ huyết áp ổn định, hỗ trợ hoạt động cơ thể; các axit béo cần thiết như omega-3 đảm bảo chuyển hóa cholesterol, giảm nguy cơ các bệnh tim mạch…
Bữa ăn với đầy đủ thành phần như trên thường đòi hỏi các loại thực phẩm khá đa dạng mà hầu hết những bữa ăn chế biến sẵn, nhất là fast food, không thể đáp ứng được. Trong khi đó, việc làm thế nào để tạo thêm khoảng thời gian trống cho những bữa ăn lành mạnh lại hiếm khi được ưu tiên trong lịch làm việc bận rộn của dân văn phòng. Vì vậy, cung cấp các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho hệ tim mạch bằng các thực phẩm bổ sung dinh dưỡng là cách hiệu quả để bù đắp những thiếu hụt từ khẩu phần ăn “nhanh – gọn”, đảm bảo thành phần dưỡng chất đầy đủ, cân bằng và có lợi cho sức khỏe tim mạch mỗi ngày.
Nhiều nghiên cứu và thống kê lâm sàng đã chứng minh rằng bên cạnh các yếu tố không thể thay đổi như tuổi tác, giới tính, di truyền, thì dinh dưỡng và rèn luyện thể chất là những yếu tố có thể kiểm soát và ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sức khỏe nói chung và sức khỏe tim mạch nói riêng. Do đó, xây dựng thói quen dinh dưỡng lành mạnh kết hợp cùng rèn luyện thể thao hợp lý chính là phương pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ sức khỏe, tránh xa các nguy cơ về bệnh tim mạch để mỗi ngày trôi qua lại tiếp tục là một ngày sống động và giàu màu sắc.