Trứng là một thực phẩm giàu protein và nhiều vitamin cần thiết cho sức khoẻ của con người, đặc biệt đối với những người muốn giảm cân. Mỗi loại trứng đều có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau và có rất nhiều lưu ý bạn cần biết khi ăn trứng.
Dinh dưỡng từ trứng gà
Trứng gà là loại trứng được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Trứng gà chứa nhiều protein, phot pho, kẽm và kali, vitamin A, D, E, B1, B2 và rất dồi dào vitamin D.
Các chất dinh dưỡng trong trứng gà có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển của cơ thể và hệ thống thần kinh. Bảo vệ tế bào gan, nâng cao khả năng chuyển hóa và miễn dịch của cơ thể. Làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa ung thư.
Khi ăn một quả trứng gà đồng nghĩa với việc bạn đã bổ sung vào cơ thể 14% lượng protein cần thiết. Trong một quả trứng gà có kích cỡ trung bình có chứa đến 65 calo tồn tại dưới dạng protein và chất béo triglycerin (chứa 5,5 gam protein và 44 gam chất béo).
Năng lượng từ trứng vịt
Trứng vịt giàu năng lượng hơn trứng gà, nhưng tanh hơn và nhiều Cholesterol hơn. Một quả trứng vịt chứa 130 calo, lượng calo này trong trứng vịt gấp đôi lượng calo trong trứng gà, tuy nhiên kích thước trung bình của một quả trứng vịt thường gấp 30% so với trứng gà. Trong 100 gam trứng vịt thì sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 185 đơn vị calo, trong khi đó ở trứng gà thì con số này là 149 đơn vị calo. Hàm lượng protein, chất béo bão hoà, số lượng vitamin của trứng vịt cũng nhiều hơn so với trứng gà.
Nhiều người ưa chuộng ăn trứng gà hơn vì cảm thấy trứng gà sạch sẽ (gà đẻ trong chuồng khô sạch, vịt đẻ dưới đất dơ) và ít tanh hơn trứng vịt. Thành phần cholesterol ở trứng gà ít hơn trứng vịt, nếu trong 100 gam trứng vịt có chứa 884 miligam cholesterol thì ở trứng gà con số này là 425 miligram. Như vậy, những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch nên hạn chế ăn trứng vịt.
Gợi ý cách ăn trứng đúng “chuẩn”
Theo các chuyên gia ẩm thực, trong các cách chế biến sử dụng trứng thì luộc chín được coi là an toàn và có hiệu quả dinh dưỡng cao nhất, so với trứng gà ốp la hoặc trứng chiên…Sau đây là một số lưu ý khi dùng trứng trong thực đơn hàng ngày của bạn:
- Không ăn trứng khi bị tiêu chảy: Thời điểm bị tiêu chảy cơ thể bạn sẽ tiết ra một lượng rất ít dịch tiêu hóa và men tiêu hóa nên nếu ăn trứng gà vào sẽ khiến cho bộ máy tiêu hóa phải làm việc vất vả hơn gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
- Người mắc bệnh sỏi mật không nên ăn trứng: Chức năng của mật sẽ bị suy giảm, quá trình tiêu hóa sẽ diễn ra chậm nên nếu ăn nhiều thực phẩm giàu chất đạm, béo vào cơ thể hơn sẽ khiến mật phải hoạt động nhiều, dễ dẫn đến những hệ lụy như đau, buồn nôn…
- Không trộn sữa đậu nành và trứng: Chất anbumin trong lòng trắng của trứng gà dễ kết hợp với chất tripxin trong sữa đậu nành sinh ra những chất khó hấp thụ với cơ thể người, làm mất đi giá trị dinh dưỡng.
Lưu ý chế biến kĩ khi ăn trứng: Dù là khi ăn loại trứng nào, bạn cũng nên chế biến trứng chín kĩ, không nên ăn trứng chưa chín kĩ sẽ khiến cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn, ngộ độc.