Các phương pháp điều trị răng nhạy cảm hiện nay còn nhiều thiếu sót, chẳng hạn như kém hiệu quả và thường dẫn đến răng nhiễm khuẩn, sâu răng. Mới đây, các nhà nghiên cứu vừa tìm thấy một vật liệu mới tốt hơn, giúp bảo vệ răng nhạy cảm nhờ sử dụng các polyphenol có trong trà xanh.
Những người răng nhạy cảm khi dùng đồ uống dù nóng hay lạnh thường làm răng đau buốt rất khó chịu. Được biết, số người răng nhạy cảm và bị đau răng chiếm hơn 25% dân số tại Hoa Kỳ. Lý do răng nhạy cảm là do lớp men bảo vệ trên bề mặt của răng bị mòn, để lộ lớp mô xương tiếp theo của răng, gọi là ngà răng. Ngà răng có chứa các ống nhỏ, bên trong rỗng, và khi chỗ cuối của ống nhỏ bị hở, cho phép chất lỏng nóng hay lạnh đi thẳng vào dây thần kinh của răng, gây nhức răng. Vì thế, những người răng nhạy cảm dễ sâu răng do các ống nhỏ này dễ tiếp xúc với vi khuẩn.
Nhiều phương pháp điều trị hiện nay thường là bịt kín hay đóng các ống nhỏ của ngà răng bằng cách dùng các tinh thể silica nano kích thước 3-nm. Tuy nhiên, vật liệu này không đủ khả năng chống lại vi khuẩn xâm nhập. Do sự bào mòn của răng vì dùng bàn chải răng mỗi ngày, sẽ sớm làm mòn các ống nhỏ của ngà răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn nguy hiểm hơn như Streptococcus mutans có thể chọc thủng lớp bảo vệ các ống nhỏ của ngà răng.
Do tính dễ tổn thương của các phương pháp chữa trị thông thường, nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Cui Huang, Trường ĐH Vũ Hán, Trung Quốc, chủ trì đã nghiên cứu các phương pháp điều trị thay thế. Chi tiết của nghiên cứu mới này được đăng trên tạp chí ACS Applied Materials & Interfaces.
Phát triển một vật liệu sinh học mới
Tiến sĩ Cui Huang và các đồng nghiệp đã tạo ra một “vật liệu sinh học đa năng”, sử dụng vật liệu nano hydroxyapatite truyền thống nhưng có thêm một hợp chất quan trọng có trong trà xanh, là epigallocatechin-3-gallate (ECGC). Nó là polyphenol hoạt tính mạnh nhất trong trà xanh. Nhiều nghiên cứu trước đây đã phát hiện ECGC có hiệu quả chống lại vi khuẩn Streptococcus mutans, tác nhân chính gây sâu răng.
Các nhà khoa học đã gói gọn hợp chất này vào trong các tinh thể silica nano kích thước 3-nm (MSN). Do có kích thước và bề mặt cỡ trung bình, các MSNs được sử dụng phổ biến giống như thuốc. MSN được chứng minh có khả năng duy nhất để chống lại các axít gây lỗ hổng ở răng, nhờ có sức mạnh cơ học vượt trội. Bằng cách sử dụng kính hiển vi siêu phân giải, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra khả năng hoạt động của vật liệu sinh học mới trong ức chế sự hình thành màng sinh học mà vi khuẩn Streptococcus mutans thường hình thành trên bề mặt của ngà răng. Họ còn làm các thử nghiệm sinh học và thử độc tính tế bào trên các mô mềm của các răng sữa được nhổ và răng hàm thứ ba, hoặc răng khôn.
Vật liệu mới có khả năng phóng thích EGCG trong 96 giờ
Qua kiểm tra vật liệu sinh học mới đã ngăn chặn thành công các ống nhỏ và giảm độ thấm của ngà răng. Ngoài ra, vật liệu này còn liên tục phóng thích EGCG trong hơn 96 giờ đồng hồ, chống lại sự bào mòn của răng và bảo vệ răng chống lại màng vi khuẩn Streptococcus mutans. Đặc biệt, vật liệu mới này còn ức chế đáng kể sự hình thành của màng vi khuẩn Streptococcus mutans trên bề mặt ngà răng, và đây là kết quả đầu tiên đạt được.
Tiến sĩ Huang hy vọng rằng vật liệu mới này sẽ là cầu nối giữa những thiếu sót giữa khái niệm đa chức năng và thực hành nha khoa lâm sàng, hứa hẹn đem lại cho các nha sĩ một cách chữa trị mới, kiểm soát hiệu quả bề mặt răng để ngăn ngừa răng quá nhạy cảm và mục răng.
- Hải Đường theo Medical New Today
Xem thêm:
- Trà xanh mang lại rất nhiều lợi ích
- Chăm sóc sắc đẹp bằng trà xanh
- Sức khỏe răng miệng và nguy cơ ung thư