Tối 31-1, người dân ở nhiều nước trên thế giới đã được chiêm ngưỡng một sự kiện thiên nhiên kỳ thú khi ba hiện tượng trăng xanh, siêu trăng và nguyệt thực xuất hiện đồng thời lần đầu tiên trong 150 năm.
Hình ảnh siêu trăng tại một đền thờ ở Bangkok, Thái Lan ngày 31-1 – Ảnh: ReutersSiêu trăng tại Mumbai, Ấn Độ – Ảnh: ReutersTrăng xanh được nhìn thấy ở khu vực cầu cảng ở California, Mỹ – Ảnh: ReutersHình ảnh nguyệt thực ở Santa Monica Pier, Mỹ – Ảnh: ReutersHình ảnh trăng máu kỳ thú tại California – Ảnh: ReutersTrăng “khổng lồ” phía sau các tòa nhà ở London, Anh – Ảnh: ReutersMột binh sĩ Syria ngắm siêu trăng ở Daraa – Ảnh: ReutersSiêu trăng xuất hiện ở St. Petersburg, Nga – Ảnh: ReutersSiêu trăng ở Malta – Ảnh: Reuters
Các nước Nam Mỹ, rìa đông Bắc Mỹ, châu Phi và nhiều nước châu Âu không có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng 150 năm mới có một lần này. Châu Úc là khu vực đầu tiên trên Trái đất được chứng kiến hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này.
Siêu trăng “máu” phía trên đỉnh núi lửa Mayon ở Legazpi, Philippines – Ảnh: ReutersSiêu trăng ở Belgrade, Serbia – Ảnh: ReutersNguyệt thực toàn phần ở Tokyo – Ảnh: ReutersSiêu trăng máu ở Barcelona, Tây Ban Nha – Ảnh: ReutersSiêu trăng “máu” ở Singapore – Ảnh: ReutersNgười dân ở Santiago, Chile ngắm siêu trăng từ dãy núi Los Andes – Ảnh: ReutersHiện tượng nguyệt thực ở Jakarta, Indonesia – Ảnh: ReutersSiêu trăng ở Bắc Kinh, Trung Quốc – Ảnh: ReutersSiêu trăng nhìn từ Brooklyn – Ảnh: ReutersSiêu trăng từ Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Hồ Nguyễn Hoàng Hùng
Việc ba hiện tượng trăng máu, siêu trăng, trăng xanh cùng xuất hiện một lúc là cực kỳ hiếm. Trăng máu là tên gọi khác của nguyệt thực toàn phần khi mặt trăng chuyển sang màu đỏ như máu do hiện tượng khúc xạ ánh sáng qua khí quyển. Siêu trăng là hiện tượng trăng sáng hơn bình thường khi mặt trăng và Trái đất gần nhau nhất trên quỹ đạo chuyển động. Trăng xanh là hiện tượng trăng tròn không khớp với một tháng Dương lịch.