Năm 1504, hai bậc thầy về hội họa nhận một đơn đặt hàng giống nhau từ Florence. Đề tài: chiến tranh. Nhưng trước hết, trong thực tế đó là một cuộc “chiến tranh” giữa hai thiên tài hội họa của thế kỷ. Cuộc so tài nghệ thuật chưa ai có thể tưởng tượng được có thể xảy ra và xảy ra như thế nào.
Bên trái là Michel Ange, 30 tuổi, một người làm việc hùng hục không nghỉ, không bao giờ thỏa mãn với những bức tranh của mình, một “đạo sĩ” không đẹp trai và hay cáu kỉnh. Ông vừa kiêu hãnh giao cho Florence bức tượng David, một người to lớn và trầm tĩnh tượng trưng cho lòng tin, niềm hy vọng, lòng can đảm.
Bên phải là Leonardo da Vinci, 50 tuổi, một thiên tài oai vệ đầy quyến rũ, đứa con mà Florence chưa biết đến những bức họa đầu tiên – Sự say mê của những phù thủy, Thánh Jérome. Ông đi biệt xứ hai mươi năm ở Milan, làm việc cho Sforza, người mà ông đã giao tác phẩm Bữa tiệc ly. Hơn một năm nữa, cả hai thiên tài danh họa đó sẽ gặp nhau, cạnh tranh với nhau trong đề tài hội họa: một trận đánh. Hai bức họa khổng lồ cùng đề tài đó phải được hoàn thành trong năm 1504 nhằm ca ngợi tính ưu việt của quân đội Florence. Tranh sẽ được đặt trong phòng của Hội đồng Palazzo Vecchio.
Chính Machiavel, nhà văn lỗi lạc của Florence, đã có ý kiến đặt hàng cho Leonardo da Vinci. César Borgia đã sử dụng sự “say mê nước” (xử lý các vấn đề liên quan đến dẫn nước, kênh đào, ngập lụt) của Leonardo khi giao cho ông nắn lại dòng nước của Arno. Sở dĩ có sự trái khoáy khi giao cho nghệ sĩ – họa sĩ hai việc có thể gọi là khác nhau như nước với lửa vì Leonard vừa được xem là một họa sĩ vừa được xem như một nhà khoa học với những sáng kiến độc đáo về vật lý và sinh học.
Nhưng lý do chính là họ không muốn ông lao vào cuộc thách đố vô bổ giữa hai danh họa của thế kỷ. Nhưng để “khóa miệng” Michel Ange ở Milan, lãnh đạo thành phố Médicis có ý định giữ đứa con ưu tú của mình ở lại lâu dài dưới mái ấm quê hương. Biện pháp để giữ chân Leonardo da Vinci là bức tranh với đề tài Trận đánh Anghiari. Người ta hứa hẹn với Leonardo số tiền 10.000 florin, tức là gấp 40 lần số tiền của tượng David mà người ta trả cho Michel Ange, người đang nổi điên lên.
Ông không quên sự chối bỏ có vẻ khinh thường của Leonarda da Vinci trong việc công bố tượng David, với lý do “điêu khắc là một nghệ thuật thấp hơn”. Michel Ange không chừa một dịp nào để phun nọc độc vào đối thủ mà ông cho là “kẻ phản bội được bán cho tên khát máu César Borgia”, kẻ có ý định làm việc này việc nọ nhưng rút cuộc không làm nên trò trống gì, không điều khiển nổi một con ngựa đang chồm lên, kẻ mà mẫu bằng bột đã được dân Ý trầm trồ nhưng rốt cuộc chẳng đúc được nên tượng, nói tóm lại là một kẻ chỉ “nói phét”.
Michel Ange rất ghen tỵ với Leonardo là người chỉ trích ông, người đã từ chối để tượng David của ông đặt trên chỗ della Signoria, ở chính giữa sự ngắm nhìn của quần chúng. Khi được hỏi, Botticelli, Lippi, le Périgin, Ghirlandaio cũng đã có ý kiến tương tự như Leonardo, nhưng chính Leonardo là người “lãnh đủ” sự phẫn nộ của Michel Ange. Michel Ange lao đến Soderini, “người cầm chịch” ở Florence, khi biết tin là việc vẽ bức tranh Trận chiến đã giao cho đối thủ của ông là Leonardo da Vinci!
Chính ông cũng có thể vẽ và còn vẽ tốt hơn người khác, là người đã lấy tiền đặt trước. Bản hình mẫu to bằng thật của ông được trưng bày ở Santa Maria Novella được nhiều người chiêm ngưỡng. Botticelli, những chàng trai Andrea del Santo và Raphael đến chép lại phong cách. Leonardo đã chọn một giai đoạn phụ, Anghiari, nhưng ông đã mang những mẫu của ông, ngựa, chiến sĩ, vào trong một cơn lốc của sự phẫn nộ. Người ta không bao giờ vẽ về chiến tranh như vậy, sự xáo động, sức siêu nhiên của nó. Còn hơn một trận đánh, ông đã thuật lại thế giới và nguyên tắc của ông: cuộc đấu tranh.
Sự thách đố
Michel Ange cũng đến Santa Maria Novelle. Ông giấu mặt đến đó để ngắm nghía và cố làm cho người ta cũng phải biết tài mình, tin tưởng mình. Ông cam đoan với Sodermi rằng ông sẽ làm tốt hon Leonardo. Nhưng ông được biết như là nhà điêu khắc của David, của Pieta; ông không phải là nhà bích họa chuyên vẽ tranh. Michel Ange tự giam mình trong thư viện Santo Spirito để nghiên cứu lịch sử của Florence.
Ông ghi nhớ giai đoạn xảy ra trận đánh Cascina, nơi mà các chiến sĩ Florin đang tắm thì quân Pisane kéo đến. 50 cái lưng lộ ra. Có sự chuẩn bị chiến đấu, nhưng không phải là cuộc chiến đấu thực sự. Bậc thầy của những bức vẽ trần truồng đã chọn cái điều trái lại với Leonardo và như với tượng David, làm thấy rõ tình hình khẩn trương, sự thức dậy, sự bộc lộ, cái động trong cái bất động. Ông đứng về phía cái đẹp, cái tốt, trong khi Leonardo vẽ cái đau và cái thật.
Trong ba ngày, Michel Ange, điên tiết lên, phóng ra trên giấy những bản vẽ phác thảo để thuyết phục Soderini và Hội đồng hãy giao việc cho không phải một thiên tài nữa, mà cho cả hai để họ đi đến vinh quang. Ông sẽ được trả ít hơn đối thủ ba lần, nhưng, đối với Michel Ange, sự thách thức thắng lòng tự ái. Và chỉ trong ba tháng, ở dưỡng đường Teituriers, gần Santa Croce, ông thực hiện một bức vẽ cũng có quyền cho những người xem nổi tiếng như người xem của Leonardo và cũng có được sự trầm trồ khen ngợi như vậy.
Trong lúc đó, Leonardo, đối thủ của ông ở Fiesole, lại đi thí nghiệm những máy có thể bay và ông bị gãy chân. Nhưng khi trở về trong phòng của Hội đồng, ông bị cám dỗ bởi một kỹ thuật có tính cách mạng, thêm tranh tường với những chất màu áp dụng trên hồ tươi, ông đã quyết định sử dụng đến xi, dầu để phết lên.
Dùng xi cho dung môi, chất gôm để làm cứng lại. Nhưng để làm khô chất dầu, ông phải đốt than trong phòng. Michel Ange cũng bắt đầu đem tranh của mình treo trên tường bên cạnh; ông phàn nàn về mùi hôi và nhổ vào công việc của Leonardo, theo Sophie Chauveau, người đã dành một số trang cho thời kỳ đó trong Leonardo da Vinci.
Mặc kệ! Bức tranh cao 8m, Leonardo chất đống chất đốt cho đến nỗi chất xi bắt đầu chảy ra, làm trôi chất màu. Leonardo vẫn kiên trì, thử dùng nhiều chất khác, nhưng không ăn thua gì, chỉ làm cho bức tranh bị hỏng. Thế là như thường lệ, ông không quan tâm đến tác phẩm đang làm dang dở; ông còn vài bức dự bị nữa, và một nhóm chính sau này Rubens chép lại.
Ông đang có những công việc trong đầu: một bức tranh nhỏ 70x53cm mà một nhà buôn tên là Francesco del Giocondo đặt hàng. Rồi còn Charles II d’Amboise, phó vương của Lombardo réo ông ở Milan về bức tranh Trinh nữ trên đá. Florence, đồng minh của Pháp, cuối cùng rồi cũng nhượng bộ ông trong ba tháng. Ông sẽ không trở lại, Vasari sẽ vẽ trên bức tranh đã có sẵn.
Michel Ange còn có những bận tâm khác: Rome, Đức Giáo hoàng Jules II, người đã đặt hàng cho ông ngôi mộ lớn nhất thế giới, còn nói thêm với ông là “cần hoàn thành gấp” trước khi đóng cửa tiễn ông. Michel Ange tất nhiên phải nghe theo. Theo Vasari, ông buông tay bỏ bức tranh, tuy cứ để trưng bày nó ở lâu đài Medici Ricardi trước khi đối thủ Bandinelli, một đối thủ, đem hủy đi.
“Chừng nào mà chứng còn nguyên lành, chúng là trường học cho thế giới”, theo Benvenuto Cellini về những bức vẽ này. Một bản sao chép, được thực hiện bởi Sangalo, ngày nay còn thấy được ở Holkham, Norfolk. Một vài bài nghiên cứu còn ở Haarlem và Venise. Trận tranh hùng giữa hai đại danh họa là một trận có tỷ số 0-0. Ban tổ chức không có kết luận gì. Và với thời gian không ai nhắc đến sự kiện này.