Trên ghế dài công viênNairobi, người đàn ông ba mươi tuổi này bình thản, từ tốn trước những câu hỏi hóc búa, chẳng hạn: “Tại sao ông anh cả, người quyền lực nhất hành tinh lại chẳng cưu mang chút gì cho người em đói nghèo vậy?”. George Obama thản nhiên: “Anh ấy bận trăm công ngàn việc. Anh ấy lo cho cả thế giới, trong đó có tôi, vì tôi cũng là một sinh linh của thế giới này. Với lại anh ấy còn có gia đình riêng. Tôi là em của anh ấy nhưng đã lớn, phải tự lo liệu cho mình chứ”.
Tổng thống Barack Obama tại Washington, 9-7-2012
Đạo diễn D. D’Souza chuyện trò với George Obama cả chục tiếng đồng hồ để làm phim: 2016: Nước Mỹ thời Obama (Obama’s Amerrica). Năm 2016, B. Obama (nếu tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống vào cuối năm nay), sẽ kết thúc nhiệm kỳ tổng thống thứ hai. Hiện nay vẫn chưa biết là ông Obama có tái cử thành công hay không, nên tựa phim như vậy chẳng khác nào bỏ phiếu và khắc tên B. Obama vào lịch sử Mỹ. Năm 1865, nước Mỹ chấm dứt chế độ nô lệ, sau bốn năm nội chiến làm chết và bị thương 1 triệu trên tổng số 35 triệu dân hồi đó. Bình đẳng nhưng tách biệt, phải đến năm 1971, tối cao pháp đình Mỹ mới phán quyết người Mỹ da đen và người Mỹ da trắng có thể đi chung cùng một xe buýt. Năm 2008, Barack Obama là người Mỹ gốc Phi đầu tiên bước vào Nhà Trắng.
Thập niên 1980, sau khi cha chết, Barack Obama đã một lần vềKenya, thăm gia đình bên nội.
Trên bích chương giới thiệu phim 2016: Nước Mỹ thời Obama ra mắt ở Houston, Texas, trước khi quảng bá trên màn hình khắp nước Mỹ ngày 27-7, là dòng chữ đậm, buộc người ta phải suy nghĩ: “Yêu hay ghét mà chẳng hay biết gì về ông ấy!” (Aimez-le, haissez-le, vous ne le connaissez pas).
Lê Lành theo Le Figaro, 20minutes, Los Angeles Times