Nghiêm khắc với bản thân là một trong những chuẩn mực của cuộc sống. Bạn nhận thức về điều này thế nào trước những điều xảy ra xung quanh? Mời bạn cùng xem bài trắc nghiệm sau:
1. Bạn đã đặt tiệc tại nhà hàng, vào giờ cuối có việc phải đi nhưng bạn không muốn báo hủy bữa tiệc. Bạn nghĩ rằng:
a. Mình nên hủy bữa tiệc để tránh thiệt hại cho nhà hàng.
b. Mình nên hủy bữa tiệc và dịp khác sẽ đến ăn lại để đền bù thiệt hại cho nhà hàng.
c. Không cần phải lo, vì sẽ có thực khách khác đến thế chỗ bữa tiệc đã đặt.
2. Bạn cảm nhận thế nào khi hạnh phúc trong khi những người xung quanh không được như bạn:
a. Bạn cảm thấy chưa trọn vẹn và cố che giấu niềm hạnh phúc của riêng mình.
b. Đôi khi bạn cảm thấy thiếu thoải mái vì còn nhiều người xung quanh kém may mắn hơn mình.
c. Bạn không thể làm gì để giúp họ vì thực tế là như vậy.
3. Bạn đang ở bữa tiệc và cảm thấy vui vẻ. Chợt bạn nhìn thấy một người khách, anh (cô) ấy dường như không quen biết ai trong bữa tiệc, đang ngồi trong góc phòng với khuôn mặt có vẻ căng thẳng. Bạn:
a. Tìm cách bắt chuyện để họ không cảm thấy đơn độc.
b. Lúc về nhà, bạn cảm thấy mình có lỗi vì mải vui mà không đến bắt chuyện và cụng ly với anh (cô) ấy.
c. Nghĩ rằng, đó là chuyện riêng của họ, mình không cần quan tâm.
4. Lỡ quên ngày sinh nhật của một người thân trong gia đình nên không mua quà tặng, anh (cô) ấy cảm thấy tủi thân. Bạn:
a. Cảm thấy mình vô tâm và ước gì có thể làm cho anh (cô) ấy nguôi ngoai.
b. Tự hỏi liệu anh (cô) ấy có tha lỗi cho mình không.
c. Tìm cách lảng tránh để không nhìn thấy vẻ mặt rầu rĩ của anh (cô) ấy.
5. Con bạn bị sâu răng, bạn cho rằng lỗi này thuộc về:
a. Do bạn chăm sóc con cái chưa chu đáo.
b. Do nha sĩ kiểm tra không cẩn thận.
c. Do con bạn không biết giữ gìn vệ sinh răng miệng.
6. Khi được mời dự bữa tiệc mà bạn không thích, bạn:
a. Cố gắng tìm lý do tế nhị để từ chối, không làm mất lòng người mời.
b. Cảm thấy khó xử vì không biết phải trả lời thế nào.
c. Trả lời thẳng rằng bạn không thích đến dự.
7. Một người bạn có chuyện buồn và để lại lời nhắn trên điện thoại cho bạn, nhưng bạn quên gọi lại cho họ. Sau đó, bạn được biết anh (cô) ấy chẳng may qua đời vì bạo bệnh. Bạn:
a. Cảm thấy xấu hổ và có lỗi. Bạn nghĩ rằng, mình cũng có phần trách nhiệm về sự mất mát này.
b. Cảm thấy hơi xấu hổ và có lỗi.
c. Cảm thấy buồn, nhưng không thấy mình có lỗi gì cả.
8. Bạn thường bận rộn với công việc, nhưng chồng (vợ) của bạn muốn cả nhà quây quần bên bữa cơm vào mỗi cuối ngày. Bạn:
a. Cùng nhau vào bếp nấu ăn vào những dịp cuối tuần.
b. Đề nghị với anh (cô) ấy có thể mua thức ăn sẵn nếu cần thiết.
c. Chỉ nấu nướng và ăn uống tại nhà khi cảm thấy thích.
9. Khi công ty có việc gấp, bạn thường:
a. Mang việc về làm thêm tại nhà.
b. Làm thêm giờ tại công ty.
c. Tìm sự giúp đỡ từ đồng nghiệp khác.
10. Trong việc chi tiêu gia đình, bạn có thường cân nhắc lợi hại trước khi mua sắm:
a. Vợ chồng bạn luôn có những quyết định đúng đắn về chi tiêu.
b. Đôi khi không nên quá tính toán để cảm thấy thoải mái hơn.
c. Bạn muốn quyết định theo ý riêng của mình.
• Chọn nhiều câu a: Bạn luôn nghiêm khắc với bản thân.
Theo bạn, nếu không nghiêm khắc với bản thân sẽ dễ bị sa ngã và phạm nhiều sai lầm. Cuộc sống cũng giống như con người, có những lúc cần nghiêm khắc với chính mình để vượt qua những cám dỗ. Khi làm tốt điều này, nó giúp bạn cảm thấy tâm hồn thanh thản và thoải mái hơn.
• Khi chọn nhiều câu b: Bạn phần nào biết nghiêm khắc với bản thân.
Bạn phần nào ý thức tầm quan trọng việc cần nghiêm khắc với bản thân. Tuy nhiên, để làm được điều này bạn cần quyết tâm cao hơn nữa để vượt qua những tình huống trong cuộc sống.
• Trường hợp chọn nhiều câu c: Bạn không muốn tự ép mình.
Với bạn, không có gì khổ sở bằng việc tuân theo những luật lệ hay nguyên tắc trong cuộc sống. Bạn muốn tận hưởng thoải mái một cách trọn vẹn. Những khuôn khổ nhất định chỉ khiến bạn càng căng thẳng và mệt mỏi hơn.[/spoiler]
– Theo Psychology