Năm 2023, Thương mại điện tử tại Việt Nam có sự xuất hiện của Tiktok Shop tạo nên rất nhiều thay đổi. Bài viết này chia sẻ kinh nghiệm hữu ích dành cho các nhà bán hàng để thích ứng với xu hướng mới và phát triển doanh thu, lợi nhuận. Ngoài ra, bài viết cũng phân tích chi tiết cấu trúc chi phí trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Kinh nghiệm được chia sẻ từ anh Trần Lâm, một nhà bán hàng có 7 năm kinh nghiệm phát triển kinh doanh trên các nền tảng sàn thương mại điện tử. Anh Trần Lâm cho biết: “Tôi quan sát thị trường thương mại điện tử, thấy rằng hiện tại Tiktok Shop của nhiều nhà bán hàng đã có doanh thu vượt qua Tiki và áp sát Lazada”.
“Là 1 nhà bán hàng lúc này sẽ cần thay đổi nhanh thích ứng nhạy để có thể theo kịp và phát triển trong giai đoạn này để không bị thụt lùi, nhà bán hàng cần tìm hiểu các kiến thức về kênh bán hàng mới như Tiktok Shop, và hiểu về cơ cấu cách hoạt động của các sàn thương mại điện tử để triển khai hài hoà và phù hợp, không lệ thuộc vào 1 kênh nhưng cũng không phát triển dàn trải tốn nguồn lực, hoặc tập trung vào các kênh mà tỉ suất tạo ra lợi nhuận kém” – Anh Trần Lâm chia sẻ kinh nghiệm khi trải qua hành trình phát triển các thương hiệu như Julyhouse, Macaland, Loli&theWolf trên các sàn thương mại điện tử.
Phân tích 2 hình thức Thương mại điện tử tiêu biểu
Hiện tại có 2 hình thức thương mại điện tử. Thứ nhất sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki và Sendo…Thứ 2 là thương mại điện tử từ mạng xã hội hay còn gọi là Social Ecommerce, có thể nhắc đến như Tiktok và Facebook…
Sàn thương mại điện tử: Shopee, Lazada, Tiki và Sendo
Hình thức Sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki và Sendo có thể hình dung nó như một khu mua sắm phức hợp, nơi chính giữa là trung tâm thương mại với những hàng hoá chất lượng cao, có tiêu chuẩn nhất định, đầy đủ giấy tờ. Còn bên ngoài “trung tâm thương mại” là các cửa hàng Kiot kinh doanh rất nhiều sản phẩm, đa dạng hàng hoá nhưng khó kiểm soát tất cả các tiêu chuẩn chất lượng tốt.
Hành vi mua hàng ở hình thức sàn thương mại điện tử là khi có khách có nhu cầu thì truy cập vào các trang sàn thương mại điện tử để tìm kiếm sản phẩm, hay vào các dịp khuyến mãi lớn thì khách hàng sẽ vào săn sale mua sản phẩm họ cần.
Thương mại điện tử từ mạng xã hội: Tiktok và Facebook
Thương mại điện tử từ mạng xã hội như Tiktok và Facebook hay còn gọi là Social Ecommerce. Là social ecommerce, có thể hình dung nó như 1 xã hội ở đó chúng ta giải trí, tương tác với bạn bè, xem các nội dung video ngắn từ các nhà sáng tạo nội dung, và trong các nội dung sẽ có đề cập nhắc đến các sản phẩm theo hành vi phân tích chúng ta.
Hành vi mua hàng trên Social Ecommerce thường là mang tính cảm xúc và được khơi gợi các nhu cầu một cách chủ động từ các nhà bán hàng thông qua các nội dung video ngắn đang xem, hoặc hành vi canh các livestream của các KOC (Người tiêu dùng tiêu biểu) hay nhãn hàng để săn sale, sau này có thể sẽ có thêm các hàng vi lên trang tìm kiếm các sản phẩm để mua hàng như sàn thương mại điện tử.
Cơ cấu chi phí để triển khai bán hàng
Với đặc thù của 2 hình thức bán hàng như trên thì phần các cơ cấu chi phí để triển khai bán hàng và cách để triển khai bán hàng cũng khác nhau:
Cơ cấu chi phí Sàn thương mại điện tử
Chi phí Sàn Thương mại điện tử năm 2023 cũng đã thay đổi, so với trước đây, các khoản chi phí đã tăng để nhà bán hàng có thể bán được.
- Phí hoa hồng kinh doanh cho shop Mall chính hãng FMCG 6,05% (tuỳ ngành hàng sẽ có thể có điều chỉnh mức này), shop thường thì 3%.
- Phí thu hộ COD là 3%.
- Phí Freeship cho khách hàng là 7%, khách hàng khi mua hàng thường muốn được freeship nên gần như cần phải tham gia.
- Hoàn xu hay Voucher cho khách 5% (phí này có thể xem nên hay không nên tham gia).
- Chi phí đóng gói từng đơn hàng là 5%.
- Chi phí nhân sự và vận hành doanh nghiệp 10-12%
- Chi phí Marketing: Muốn bán được nhiều hàng bạn sẽ cần làm các hoạt động truyền thông marketing để bán hàng tầm 12-15%
- Ưu đãi giảm giá quà tặng cho khách hàng 5-7%
- Thuế VAT và thu nhập doanh nghiệp 10%
Tổng cộng các chi phí trên đã khoảng 58-70%, trong khi nhà bán hàng còn chi phí sản xuất nhập hàng và lợi nhuận. Tùy vào năng lực triển khai, nhà bán hàng đạt được lợi nhuận trên 10%-15%. Đây cũng là mức lợi nhuận trung bình sau thuế của ngành FMCG (ngành hàng tiêu dùng nhanh).
Cơ cấu chi phí Social ecommerce
Với Social ecommerce hiện tại, tiêu biểu như Tiktok Shop thì các chi phí phải phát sinh khi bán hàng sẽ bao gồm:
- Phí thu hộ COD là 3%.
- Phí Freeship cho khách hàng là 4,5%, khách hàng khi mua hàng thường muốn được freeship nên gần như cần phải tham gia.
- Chi phí hoa hồng cho nền tảng (từ 14/07 Tiktok sẽ thu 2% hoa hồng)
- Chi phí đóng gói từng đơn hàng là 5%.
Tưởng chừng như kinh doanh Tiktok là mỏ vàng với chi phí thấp mà tiềm năng nhưng các chi phí để triển khai bán hàng khá là cao như:
- Chi phí giảm giá khoảng 10-12% do đặc thù khách mua livestream mong đợi giảm giá
- Chi phí quảng cáo Video gần 15-20% do đặc thù cách tiếp cận chủ động từ nhà bán hàng vì khách hàng tìm kiếm tự nhiên sản phẩm rất thấp
- Bên cạnh đó là chi phí hoa hồng cho KOC tầm 7% để phủ rộng nhận diện cho khách hàng.
- Chi phí nhân sự và vận hành doanh nghiệp 10-12%.
- Thuế VAT và thu nhập doanh nghiệp 10%.
Tổng chi phí để bán hàng của Tiktok Shop là từ 66,5%-75,5%, chưa bao gồm chi phí sản xuất nhập hàng và lợi nhuận.
Có thể nói giai đoạn này, để có lời với Tiktok thì cần phải làm tốt các khâu như: Xây dựng kênh nội dung tốt để tự viral và để có thể chạy quảng cáo chi phí thấp hơn hoặc livestream có nhiều người xem hơn, nhằm có thể giảm các chi phí xuống thêm 10% thì sẽ có tiền lời 10-15%.
Anh Trầm Lâm chia sẻ thêm: “ Từ việc nắm rõ các chi phí cần có trên Thương mại điện tử, thì nhà bán hàng có thể tính toán được giá bán hợp lý để có thể có lời khi kinh doanh cho công ty của mình. Giá bán có thể từ khoảng 25 – 30% giá thành sản xuất. Thương mại điện tử năm 2023 đánh dấu sự nổi bật của Tiktop Shop hay các nền tảng Video ngắn. Người tiêu dùng bắt đầu mua hàng nhiều bằng cảm xúc thông qua các nội dung video có gắn links sản phẩm”.