Hiện nay, khá nhiều người, kể cả giới chuyên môn, đều lầm tưởng rằng tăng acid uric trong máu đồng nghĩa với bệnh gout. Theo PGS-TS Vũ Đình Hùng – Phó chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam, Chủ tịch Hội Thấp khớp học TP.HCM, chỉ có từ 10 đến 20% bệnh nhân bị tăng acid uric máu chuyển thành viêm khớp gout cấp do sự tích tụ muối urat trong khớp và các tổ chức quanh khớp (quá trình này kéo dài từ hàng chục năm trở lên). Bác sĩ đã giải thích cụ thể hơn về căn bệnh này như sau.
Hiện nay, khá nhiều người, kể cả giới chuyên môn, đều lầm tưởng rằng tăng acid uric trong máu đồng nghĩa với bệnh gout. Theo PGS-TS Vũ Đình Hùng – Phó chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam, Chủ tịch Hội Thấp khớp học TP.HCM, chỉ có từ 10 đến 20% bệnh nhân bị tăng acid uric máu chuyển thành viêm khớp gout cấp do sự tích tụ muối urat trong khớp và các tổ chức quanh khớp (quá trình này kéo dài từ hàng chục năm trở lên). Bác sĩ đã giải thích cụ thể hơn về căn bệnh này như sau.
Bình thường, lượng acid uric máu được giữ ổn định là 7mg/dl đối với nam và 6mg/dl đối với nữ. Đối với bệnh nhân gout, acid uric chỉ là một trong số những chất tham gia vào sự hình thành nên muối urat, sau đó kết tủa tại khớp, các tổ chức dưới da, trong ống thận, trong lòng mạch… Dù muối urat đã kết tủa tại khớp thì nó chỉ là tác nhân gây ra cơn gout cấp và phải hội nhiều điều kiện khác thì cơn gout cấp mới xảy ra. Từ lúc tăng acid uric máu đến khi xảy ra cơn gout cấp đầu tiên thường cần vài chục năm lắng đọng muối urat. Ít người biết rằng acid uric còn là một chất có lợi cho cơ thể vì nó được tái chế, tái sử dụng để cấu trúc nên các ADN và ARN cho nhân tế bào mới của cơ thể. Hằng ngày, acid uric vẫn được sinh tổng hợp từ nhân tế bào, từ tế bào chết và từ các thức ăn có đạm giàu nhân purine.
Trong thực tế, nhiều người có hiện tượng acid uric tăng cao, nhưng chỉ một phần trong số họ có hiện tượng acid uric kết tủa, tạo muối urat lắng đọng tại nhiều bộ phận của cơ thể như tim, gan, thành mạch máu, khớp… Chỉ khi có hiện tượng muối urat tràn từ mặt sụn khớp đổ vào ổ khớp, gây sưng đau thì đó mới là tình trạng viêm khớp gout cấp. Khi đó cần có biện pháp xử lý lượng muối urat trong cơ thể để tránh sự xuất hiện các hạt tophi (hạt lồi xuất hiện dưới da do sự lắng đọng tinh thể muối urat ở bệnh nhân mãn tính) ở tay, chân, đầu gối, khuỷu…, có thể gây biến chứng vào nhiều tạng như thận, mạch máu, đầu khớp xương.
Như đã nói, tăng acid uric chưa chắc bị gout, đó chỉ là một trong nhiều tiêu chuẩn phụ để chẩn đoán bệnh gout (theo hướng dẫn của Hiệp hội chống Thấp Khớp Thế giới 2000 – ILAR và OMERAC). Muốn chẩn đoán phải có sáu hoặc nhiều hơn sáu tiêu chuẩn phụ mới được. Nếu muốn chẩn đoán nhanh phải xác định có tinh thể urat trong dịch khớp hoặc hạt tophi bằng phương pháp hóa học hoặc kính hiển vi phân cực. Bệnh nhân thật sự bị gout khi sự tăng acid uric máu kèm theo năm trong 11 biểu hiện lâm sàng sau đây: (1) Viêm khớp diễn biến trong một ngày; (2) Có nhiều hơn một cơn viêm khớp cấp; (3) Viêm ở một bên; (4) Viêm ở một khớp; (5) Vùng khớp bị đỏ; (6) Sưng đau khớp bàn chân, ngón chân; (7) Viêm khớp cổ chân một bên; (8) Nhìn thấy hạt tophi; (9) Viêm khớp không đối xứng; (10) Có nang dưới vỏ xương trên X-quang khớp viêm và không có hình khuyết xương; (11) Khi cấy dịch khớp thì không thấy có vi khuẩn.
Nếu chỉ tăng acid uric máu thì bệnh nhân không cần dùng thuốc, chỉ cần thay đổi lối sống và xét nghiệm, đến bệnh viện khám định kỳ để được bác sĩ theo dõi chu đáo.
Thưa bác sĩ, lượng bệnh nhân bị gout ngày càng tăng, nhất là trong giới doanh nhân. Ở phương Tây có cụm từ diseases of kings (bệnh của vua chúa) để ám chỉ những người có thói quen ăn uống nhiều chất bổ dưỡng nhưng lại ít vận động nên bị gout. Liệu điều đó có hoàn toàn chính xác?
Tôi xin lưu ý là hiện nay, nhiều bác sĩ chuyên khoa vẫn bị nhầm lẫn giữa bệnh gout và giả gout, hậu quả là việc chữa trị cho người bệnh kéo dài mà không đạt hiệu quả. Gout là bệnh do lắng đọng tinh thể urat trong khớp, tổ chức quanh khớp, có đặc trưng là những đợt viêm khớp cấp tái phát và urat lắng đọng trong các mô. Còn giả gout là bệnh viêm màng hoạt dịch khớp do các vi tinh thể không phải urat như bệnh do lắng đọng calcium pyrophosphat dihydrat, bệnh do lắng đọng muối phosphate trong suy thận (apatit), viêm khớp do glucocorticoide, viêm khớp do oxalate.
Bệnh gout được người phương Tây gọi là diseases of kings vì một trong các nguyên nhân gây bệnh là do thói quen ăn nhiều thức ăn giàu purine (hải sản, nội tạng động vật, các loại thịt đỏ…) và uống nhiều rượu, bia. Mặt khác, cơn đau do gout gây ra được xem là đau đến tột cùng, khiến nhiều bệnh nhân chỉ muốn chặt bỏ ngay bộ phận bị gout. Khi ăn món ngon thì sướng như vua, mà khi đau đớn thì cũng đau như… cái đau của vua!
Nếu tìm hiểu sâu hơn nữa thì chúng ta sẽ biết rằng sự rối loạn chuyển hóa trong cơ thể do quá trình lão hóa và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cũng làm cho acid uric không thể chuyển hóa thành các chất có thể thải ra ngoài. Ngoài ra, một số loại thuốc cũng gây tăng acid uric máu, ví dụ các thuốc lợi tiểu (được chỉ định dùng trong điều trị phù do suy tim, xơ gan, suy thận cấp hay mạn tính, hội chứng thận hư…), Aspirin (có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm, chống kết tập tiểu cầu, dùng liều thấp kéo dài có thể phòng ngừa đau tim và hình thành cục nghẽn trong mạch máu), nhóm thuốc Vincristin, Cisplatin (dùng trong điều trị một số bệnh lý u ác tính)… Vì một người có thể phải dùng nhiều loại thuốc cùng lúc, vì vậy họ cần thận trọng trong sử dụng các loại thuốc đã được kê đơn, tốt nhất là hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị về liều lượng và thời điểm sử dụng nhằm tránh tính trạng tăng acid uric máu, giảm nguy cơ khởi phát cơn gout cấp.
Hiện nay có một số sản phẩm thảo dược đã được các nhà khoa học tại Việt Nam khuyên dùng trong điều trị bệnh gout. Bác sĩ đánh giá về loại thuốc này ra sao?
Từ giữa năm 2010 đến nay, nhiều bệnh nhân gout mãn tính cùng lúc bị nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận, suy giảm chức năng gan, biến dạng khớp, phù nề nhiều năm, thoái hóa khớp và loãng xương nặng do dùng corticoid dài ngày… đã phục hồi sức khỏe sau một thời gian điều trị bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược do Viện Gout hợp tác với các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu sản xuất. Điều này cho thấy việc điều trị bằng thảo dược đạt những kết quả ngoài mong đợi.
Như vậy, bệnh gout dù đã gây những biến chứng nguy hiểm vẫn có thể chữa khỏi được?
Bệnh nhân gout có thể được chữa khỏi nếu bác sĩ không chỉ quan tâm giải quyết triệu chứng đau bằng các loại thuốc chống viêm giảm đau như NSAIDs, Glucocorticoid, Colchicine…, mà còn lo giải quyết hậu quả do gout để lại và ngăn chặn các tác nhân ngoại sinh có thể làm bệnh tiến triển nhanh hơn. Các tác nhân ngoại sinh ấy nảy nở từ việc ăn uống, từ tác động phụ của các loại thuốc điều trị nhiều bệnh khác nhau, từ nhiễm độc chì, nhiễm độc asen trong nguồn nước… Việc điều trị cần dựa trên hai yếu tố, thứ nhất là điều trị toàn diện bệnh gout và các bệnh kèm theo bệnh gout như béo phì, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp. Thứ hai là kiểm soát, điều trị, ngăn chặn các tác động ngoại sinh, không để bệnh gout nặng hơn, ví dụ giúp bệnh nhân kiểm soát chế độ dinh dưỡng, chỉ sử dụng thuốc tây chống viêm giảm đau trong trường hợp tối cần thiết tránh tác động phụ, điều trị giải quyết hậu quả và phục hồi các cơ quan bị bệnh bằng các loại thuốc có nguồn gốc từ thảo dược đã được cơ quan quản lý dược cấp phép.
Xin bác sĩ vài lời khuyên để phòng chống căn bệnh nguy hiểm này.
Theo tôi, cách đơn giản mà hiệu quả nhất là thay đổi thói quen ăn uống hằng ngày. Tất cả các loại bia và rượu (trừ rượu vang) đều làm tăng lượng acid uric máu rất nhanh, nhất là loại rượu đế, rượu ngâm không rõ nguồn gốc. Chỉ nên uống từ một đến hai lon bia mỗi ngày, khi uống rượu thì uống thêm nhiều nước để kích thích quá trình hòa tan và thải acid uric ra khỏi cơ thể. Nên tăng cường ăn rau hoặc uống các loại nước khoáng để giúp tăng độ kiềm trong nước tiểu, giảm các loại thức ăn chứa nhiều purine trong các bữa ăn.
Xin cảm ơn bác sĩ về những chỉ dẫn và lời khuyên trên đây!