Tiềm năng của họ đã được ADB phản ánh trong một báo cáo gần đây, trong đó cho rằng Myanmar có khả năng tăng trưởng kinh tế từ 7% tới 8% nếu tiếp tục con đường cải cách rộng mở như đã thực hiện từ đầu năm nay.
Đường phố chính ở Rangoon
Nửa thế kỷ trước, Myanmar từng là “Hòn ngọc châu Á”, là một trong những nền kinh tế hàng đầu khu vực với thu nhập bình quân đầu người gấp hơn hai lần so với Thái Lan. Trong khi hầu hết các nền kinh tế khác trong khu vực bắt đầu cất cánh vào lúc đó, Myanmar suy tàn và ngày nay có mức thu nhập bình quân GDP thấp nhất Đông Nam Á.
Sau nhiều thập niên đình trệ, Myanmar giờ đây có đầy đủ khả năng để thực hiện được những điều ấn tượng nhất. Kinh nghiệm của những nền kinh tế phát triển nhanh của châu Á là những bài học quý giá. Đối với Myanmar, để tận dụng hiệu quả tiềm năng của mình, đất nước này cần duy trì mức lạm phát thấp, dưới 6%, và đảm bảo được những khoản ngân sách ổn định. Họ cũng cần khuyến khích tiết kiệm hơn, cải thiện nhanh chóng kỹ năng của người dân, đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng cơ sở, hiện đại hóa khu vực tài chính của mình, tăng cường tạo công ăn việc làm và tiếp tục với những cải cách về cơ chế tỷ giá hối đoái.