Theo Stephen P Groff, chưa có một trật tự nào được đảm bảo, nhưng các nước láng giềng của Myanmar đã cho thấy rằng việc chuyển đổi kinh tế một cách ấn tượng là có khả năng diễn ra trong một thời gian ngắn nếu cải cách tiếp tục được duy trì.
Hầu như mọi người đều nhấn mạnh rằng việc duy trì ổn định xã hội là điều quan trọng để Myanmar tiếp tục đi theo tiến trình mới của mình. Trong khi tăng trưởng kinh tế là công cụ hữu hiệu nhất để giảm nghèo đói tại châu Á, thì tính ổn định là không thể thiếu trong nhiều nền kinh tế tăng trưởng nhanh tại khu vực này trong những thập niên gần đây. Khi kinh tế tăng trưởng, nó sẽ là cơ sở để đất nước này bảo đảm rằng nghèo đói sẽ giảm bớt cùng với đà tăng trưởng thịnh vượng của Myanmar. Tính chất bao gồm như vậy sẽ củng cố và góp phần duy trì tăng trưởng bởi sự kết hợp của xã hội và sự đóng góp đối với việc phát triển nguồn nhân lực.
Đầu tư vào giáo dục, chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội khác là cơ sở để xây dựng vốn con người của Myanmar. Ngày nay, một trong bốn trẻ em tiểu học chưa từng lên trung học phổ thông sẽ giới hạn triển vọng phát triển của họ vì chúng là thế hệ lao động tiếp theo của quốc gia này. Đáng mừng là chính phủ nước này đã tăng chi tiêu cho khu vực xã hội của họ, với việc tăng gấp đôi ngân sách giáo dục trong năm 2012-2013. Và điều quan trọng là cần để xu hướng này được tiếp tục.
Cần tạo thêm nhiều cơ hội cho những người ở khu vực nông thôn, nơi 84% dân số trong cảnh nghèo khổ. Các tổ chức phi chính phủ đã nói rằng việc cô lập vùng nông thôn đang ngày càng tăng bởi thiếu điện, nước và giao thông vận tải. Chỉ có một trong bốn người được sử dụng điện và mạng lưới giao thông cốt lõi của nước này cũng rất hạn chế. Giúp các vùng nông thôn phát triển, cung cấp cho họ giao thông vận tải, đường điện và thông tin liên lạc tốt hơn sẽ giúp những người nghèo nhất Myanmar này có cơ hội tốt hơn để giành được các cơ hội mà tiến trình cải cách kinh tế hiện nay có thể mang lại.
Trong bài viết đăng trên báo Dân tộc xuất bản ở Bangkok, tác giả nhận định: Tiềm năng kinh tế của Myanmar là rất lớn nhờ những thế mạnh về địa lý và tiềm năng giàu có. Tuy nhiên, để tối đa hóa tiềm năng này, các doanh nhân đã nhấn mạnh về sự cần thiết phải có tự do hơn nữa để tạo ra công ăn việc làm và sự sáng tạo. Việc giảm bớt hơn nữa sự sở hữu của chính phủ và quyền kiểm soát đối với một vài khu vực kinh tế sẽ giúp mở rộng sân chơi, thúc đẩy sự cạnh tranh và tăng đầu tư.
Đây là điều đặc biệt quan trọng khi Myanmar là địa chỉ duy nhất ở châu Á có thể khai thác thế mạnh tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng. Sự kết nối tốt hơn với các nước Nam Á và Đông Nam Á cũng sẽ giải phóng những cơ hội to lớn về buôn bán và thương mại. Với mức tiêu thụ của khu vực này ước tính đạt 32 nghìn tỉ USD vào năm 2030, chiếm 43% chi tiêu toàn cầu, những người láng giềng thịnh vượng của Myanmar sẽ tạo ra những thị trường mới cho một đất nước với tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nông nghiệp dồi dào và khả năng sản xuất chi phí thấp.
Hội nhập với các nền kinh tế khu vực và toàn cầu sẽ giúp cải thiện sự minh bạch và tôn trọng quy định của luật pháp, củng cố tiềm năng môi trường cho đầu tư và kinh doanh khi quốc gia này đang tìm kiếm một vị trí trong “thế kỷ của châu Á”.
Việc quản lý kinh tế vĩ mô, đa dạng hóa kinh tế, minh bạch hơn nữa, phát triển các thể chế có tiềm năng và cam kết chính trị mạnh mẽ sẽ là những điều cần thiết để đảm bảo Myanmar tránh được những thảm họa về tài nguyên.
Theo Stephen P Groff, có nhiều bài học mà Myanmar có thể rút ra từ các nước láng giềng, những cái có thể sẽ giúp đất nước này trở thành ngôi sao mới của châu Á. Sẽ có vô số thách thức, nhưng nếu họ hành động đúng đắn trong đúng thời điểm và duy trì cam kết cải cách, chắc chắn một tương lai thịnh vượng hơn sẽ đến với người dân Myanmar.
T.L theo báo Dân tộc – Thái Lan