Trong khi những nỗ lực của nam giới trong chiến tranh được ghi nhận, chúng ta thường quên rằng phụ nữ cũng đóng vai trò lớn như vậy trong việc đảm bảo chiến thắng. Một số lái máy bay, một số khác làm việc chăm chỉ trong các nhà máy và một số rất đặc biệt đã tham gia làm nhiệm vụ bí mật của quân Đồng minh. 10 phụ nữ sau đây đã mạo hiểm mạng sống của mình để trinh sát các vị trí của kẻ thù, ném bom đường sắt và đảm bảo rằng Đệ tam Đế chế đã gặp đúng đối phương.
Andree Borrel
Andree đã đóng góp cho nỗ lực ngăn cản chiến tranh ngay cả trước khi trở thành một điệp viên. Công dân Pháp này và bạn cô chịu trách nhiệm điều hành một tuyến đường sắt ngầm vào Tây Ban Nha, nơi họ vận chuyển những người lính không quân Đồng minh ra khỏi nước Pháp đã bị chiếm đóng. Khi mạng lưới bị phản bội vào năm 1940, cô trốn sang Bồ Đào Nha và cuối cùng gia nhập SOE (Cục Chiến dịch đặc biệt của Anh) vào năm 1942.
Cô là một trong những nữ điệp viên đầu tiên nhảy dù vào Pháp cùng với Lise de Baissac vào ngày 24 tháng 9 năm 1942. Sau khi tham gia kháng chiến ở Paris, cô trở thành chỉ huy thứ hai của mạng lưới địa phương vào tháng 3 năm 1943. Chịu trách nhiệm tấn công một nhà máy điện và cơ sở hạ tầng khác, cô và 3 thành viên chủ chốt đã bị bắt. Sau khi không thể vượt qua cuộc thẩm vấn, cô bị đưa đến một trại tập trung và bị tiêm thuốc độc. Andree đã tỉnh lại sau khi tiêm. Chiến đấu với các bác sĩ vì cuộc sống của mình, cuối cùng cô đã bị áp đảo và bị thiêu sống.
Nancy Wake
Sinh ngày 30 tháng 8 năm 1912 tại Wellington, New Zealand, Nancy là một nhà báo ở Đức trước chiến tranh. Sau khi kết hôn với một nhà công nghiệp Pháp, cô tham gia lực lượng kháng chiến ở nước Pháp bị chiếm đóng và giúp các phi công Anh thoát khỏi bị bắt. Vào tháng 12 năm 1940, sau khi bị phản bội, Wake bị bắt. Sau khi thuyết phục những người bảo vệ rằng cô không phải là người phụ nữ mà quân Đức đang tìm kiếm, cô đã tới Anh và tham gia Cục chiến dịch đặc biệt (SOE). Tại đây, cô biết được rằng chồng mình đã bị bắn chết bởi các đặc vụ Gestapo.
Cô trở lại Pháp vào năm 1944 để phối hợp với quân kháng chiến hỗ trợ cuộc đổ bộ vào D-Day theo kế hoạch. Lần này, cô dẫn đầu một cuộc đột kích vũ trang tấn công trụ sở Gestapo và các nhà máy sản xuất súng của Đức. Sau khi bị tách ra khỏi nhân viên liên lạc bộ đàm của mình trong một cuộc phản công của Đức, cô đã đi 200 km và đạp xe hơn 100 km để liên hệ với một nhân viên liên lạc khác. Một trong những thành viên kháng chiến của cô cho biết: “Cô ấy là người phụ nữ có nhiều nữ tính nhất mà tôi biết cho đến khi cuộc chiến bắt đầu. Sau đó thì cô ấy giống như 5 người đàn ông”. Nancy đã qua đời vào năm 2011 ở tuổi 98.
Violette Reine
Là người mang quốc tịch Pháp, Violette chuyển đến London trước khi chiến tranh bắt đầu. Chính tại đây cô đã gặp, yêu, kết hôn và có một đứa con với Etienne Szabo, một sĩ quan trong quân đoàn lê dương Pháp làm việc với Các Lực lượng Pháp Tự do. Sau khi Szabo bị giết năm 1942, Violette đã tham gia SOE để trả thù cho cái chết của anh.
Thay thế Philippe Liewer, một đặc vụ đã bị phát hiện và đang ẩn náu ở Paris, cô đã giúp tái cấu trúc tổ chức và sắp xếp lại phong trào kháng chiến tan vỡ ở Normandy vào tháng 6 năm 1943. Cô cũng lãnh đạo các nhiệm vụ phá hoại các tuyến đường bộ và đường sắt cũng như tìm kiếm các mục tiêu ném bom tiềm năng cho người Anh. Sau một thời gian ngắn trở về Anh, cô tiếp tục thực hiện nhiệm vụ lần nữa tại Pháp và chiếc xe của cô bị phục kích. Sau khi cầm chân quân Đức với 64 viên đạn để đồng đội có thể trốn thoát, cô bị bắt và bị đưa đến Saarbrucken cùng với 2 nữ đặc vụ khác và 37 tù nhân nam. Trong quá trình di chuyển, cô đã sử dụng vỏ bọc một cuộc không kích của quân Đồng minh để lấy nước cho những người đàn ông bị cầm tù. Đây là hành động dũng cảm cuối cùng của cô trước khi bị xử tử vào ngày 27 tháng 1 năm 1945.
Cecile Pearl Witherington
Cecile, một người Anh sinh ra ở Pháp, đã gia nhập SOE vào ngày 8 tháng 6 năm 1943, sau khi chạy trốn khỏi nước Pháp bị chiếm đóng. Khi trở lại Pháp vào ngày 22 tháng 9 năm 1943, cô bắt đầu làm người liên lạc. Quân Đức không đối xử tử tế ngay cả với những cô gái xinh đẹp vận chuyển vũ khí và thông tin bất hợp pháp, đã khiến công việc cấp thấp này trở nên cực kỳ nguy hiểm.
Khi cấp trên của cô bị bắt, Cecile đã tiếp quản nhiệm vụ của anh ta. Là người lãnh đạo mạng lưới kháng chiến Wrestler, cô điều hành hơn 1.500 binh sĩ, những người đóng vai trò quan trọng trong cuộc đổ bộ Normandy. Họ hoạt động hiệu quả đến nỗi người Đức đã treo giải thưởng 1.000.000 franc cho cái đầu của cô. Một lực lượng 2.000 lính Đức đã được gửi đến để tấn công cô và người của cô trong trận chiến kéo dài 14 giờ. Trận chiến đã chứng kiến cái chết của 86 người Đức và 24 chiến binh tự do của Cecile. Tổng cộng, 1.000 lính Đức đã bị giết dưới sự chỉ huy của cô và đường sắt nối miền Nam và miền Bắc nước Pháp đã bị phá hủy hơn 800 lần. Trong những ngày cuối cùng của cuộc chiếm đóng, cô đã chủ trì cuộc đầu hàng của 18.000 quân Đức.
Virginia Hall
Virginia có thể là người ấn tượng nhất trong số các phụ nữ trong danh sách này. Trong khi tất cả đá vào mông Hitler bằng cả hai chân, Hall đã làm điều đó chỉ với một chân (chân còn lại là chân giả). Không lạ gì với nguy hiểm, cô phục vụ như một người lái xe cứu thương trong cuộc xâm lược của Đức vào Pháp. Một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn với việc không có hộp số tự động và thậm chí còn khó điều khiển hơn với bộ ly hợp.
Trước khi trở thành một đặc vụ, cô đã tổ chức kháng chiến, giúp đỡ các phi công bị bắn hạ và thực hiện các cuộc đột kích vào năm 1941 dưới vỏ bọc của một phóng viên người Mỹ. Người Đức tuyên bố “Limping Lady” (Quý bà khập khiễng) là một trong những gián điệp nguy hiểm nhất của phe Đồng minh vào năm 1942, và với đôi chân khập khiễng rất độc đáo của mình, cô đã bị buộc rời khỏi Pháp. Người Mỹ làm việc cùng với SOE đã tuyển mộ Virginia năm 1944 và gửi cô vào Pháp bằng dù vào năm 1944, với chiếc chân giả trong ba lô. Từ đó, cô cải trang thành một người nông dân và huấn luyện quân kháng chiến Pháp, phá hoại có tổ chức và giúp đỡ với vai trò kháng chiến trong D-Day.
Odette Hallowes
“Ai mà bạn biết là mọi thứ” hay “ai mà bạn tuyên bố là biết (họ) là mọi thứ” nên là bài học rút ra từ những cuộc phiêu lưu của Odette Hallowes. Sau khi vô tình đăng ký vào SOE bằng cách gửi một bưu thiếp đề nghị giúp đỡ với nỗ lực ngăn cản chiến tranh đến văn phòng chính phủ, Odette được thả dù vào Pháp vào năm 1942.
Gặp gỡ với Peter Churchill (không có liên quan gì đến Winston Churchill, thủ tướng Anh), người giám sát của cô, Odette nhận nhiệm vụ là trợ lý và liên lạc. Sau khi hoạt động của họ bị xâm nhập, hai người bị bắt và bị tra tấn tại Paris. Những gì họ đã làm sau đó có thể làm họ mất mạng. Họ tuyên bố rằng Peter là cháu trai của thủ tướng Anh Winston Churchill và Odette là vợ của anh. Hai người vẫn bị gửi đến một trại tập trung vào tháng 6 năm 1943, nhưng không bị xử tử. Trên thực tế, chỉ huy trại, Fritz Suhren, thậm chí còn mang theo Odette khi hắn ta đầu hàng. Hắn hy vọng rằng các mối liên hệ của cô sẽ giúp hắn không bị coi là tội phạm chiến tranh. Odette sau đó đã làm chứng chống lại Fritz Suhren và hắn ta đã bị treo cổ vào năm 1950.
Diana Rowden
Khi chiến tranh bùng nổ, Diana Rowden, một nhà báo người Pháp, đã tham gia hội Chữ thập đỏ Pháp. Sau khi chạy trốn khỏi Pháp vào mùa hè năm 1941, cô gia nhập SOE vào tháng 3 năm 1943. Bay đến một địa điểm ở phía Đông Bắc Angers, cô gia nhập mạng lưới kháng chiến “Acrobat” vào tháng 6 năm 1943.
Diana đóng vai trò chính trong việc truyền tải thông điệp đến các đặc vụ khác của thế giới ngầm ở Marseille, Lyon và Paris dưới mũi người Đức. Cô cũng là người chủ chốt trong kế hoạch và thực hiện một cuộc tấn công vào nhà máy Peugeot tại Sochaux và đã phá vỡ hoạt động sản xuất xe tăng và máy bay trong khu vực. Vào tháng 11 năm 1943, mạng lưới của cô đã bị phản bội và Rowden bị bắt. Cô cùng với các đặc vụ Leigh, Borrel và Olschanezky được đưa đến trại tập trung Natzwiler-Struthof, nơi cô đã bị xử tử.
Vera Leigh
Leigh tham gia lực lượng kháng chiến Pháp sau khi Paris sụp đổ và đã giúp đỡ nhiều quân nhân Đồng minh bị mắc kẹt sau lưng hàng ngũ kẻ thù. Nghĩ rằng mình có thể làm được nhiều việc hơn, Vera đã sang Anh vào năm 1942 và được SOE tuyển dụng trực tiếp mặc dù lúc đó đã 40 tuổi (được coi là hơi già đối với một đặc vụ).
Được biết đến như một tay súng thiện xạ, cô đến gần Tours vào tháng 5 năm 1943. Được giao nhiệm vụ hình thành một mạng lưới kháng chiến hoàn toàn mới, Leigh, tình cờ gặp chị gái chồng, người điều hành một ngôi nhà an toàn cho các phi công của quân Đồng minh. Cô đã mạo hiểm hơn với chính mình bằng cách tham gia vào hoạt động này. Vào ngày 30 tháng 10, Leigh đã bị bắt trước khi cô có thể hoàn thành công việc của mình là thành lập nhóm kháng chiến “Inventor”. Leigh bị đưa đến (cùng với các đặc vụ khác) trại tập trung Natzwiler-Struthof nơi cô bị giết.
Kyrstyna Skarbek
Kyrstyna là một điệp viên người Ba Lan, người đã truyền cảm hứng cho nhân vật do Eva Green thủ vai trong bộ phim Casino Royale. Cô giữ vai trò quan trọng ở Ba Lan và Pháp khi bị chiếm đóng. Sau khi tham gia cơ quan tình báo bí mật năm 1939, cô đã thuyết phục Jan Marusarz, một vận động viên Olympic người Ba Lan, hộ tống cô từ Hungary băng qua dãy núi Tatra, nơi có nhiệt độ -30 độ C vào thời điểm đó và vào Ba Lan. Khi ở Ba Lan, cô đã tiếp xúc lần đầu với nhiều đặc vụ và nhóm kháng chiến có thể chứng minh được giá trị đối với người Anh.
Hơn nữa, cô đã đưa những người lính không quân Ba Lan đến Nam Tư trung lập để họ có thể giúp đỡ ngăn cản chiến tranh. Khi bị bắt vào năm 1941, cô giả vờ ho ra máu bằng cách cắn lưỡi, nói với quân Đức rằng cô bị bệnh lao. Những vết sẹo trên phổi từ công việc của cô tại một cửa hàng ô tô (lúc đó khí thải khá là khủng khiếp) đã xác nhận lời nói dối khi các bác sĩ Đức chụp X-quang. Sau khi chấp nhận câu chuyện của Kyrstyna, họ để cô đi và Skarbek đã trốn sang Anh. Sau đó, cô được SOE gửi đến miền Nam nước Pháp vào năm 1944. Trong thời gian ở đó, cô đã leo thành công lên một vách đá cao 610 mét để đến pháo đài Col de Larche, thuyết phục lực lượng đồn trú gồm 200 người Ba Lan đầu hàng. Cô bị đâm chết vào ngày 15 tháng 6 năm 1952, trước khi cô thấy đất nước mình được giải thoát.
Lise de Baissac
Sau khi chạy trốn khỏi Paris vào năm 1940, Lise de Baissac thấy mình ở London và nộp đơn xin gia nhập SOE ngay khi họ chấp nhận kết nạp phụ nữ vào tổ chức. Cùng với Andree vào ngày 24 tháng 9 năm 1942, cô là một trong những nữ điệp viên đầu tiên nhảy dù vào Pháp.
Lise, đóng giả là một góa phụ nghèo, được giao nhiệm vụ thiết lập một mạng lưới trong thành phố, cũng như vận chuyển vũ khí từ Anh đến các thành viên kháng chiến Pháp. Côđã chọn cách tinh tế, di chuyển vào một căn hộ gần trụ sở Gestapo và làm quen với người đứng đầu, Herr Grabowski. Cô cũng sử dụng chiêu bài của một nhà khảo cổ nghiệp dư để thu thập thông tin địa lý cho cuộc đổ bộ. Trong nhiệm vụ thứ hai, cô trở về Pháp vào ngày 10 tháng 4 năm 1944 để làm việc cho một mạng lưới khác. Sau D-Day, cô đóng vai trò thu thập thông tin về việc di chuyển của quân Đức, thuê một căn phòng trong một ngôi nhà do chỉ huy địa phương của lực lượng Đức chiếm đóng. Lise qua đời ở tuổi 98 vào năm 2004.