Đối với các mối quan hệ, tất cả chúng ta đều có những sở thích, mong muốn riêng tư và thường bị thu hút về một số điểm nhất định nào đó, có thể là sự hấp dẫn về hình thể cho đến cá tính, sự tự tin và trí tuệ cảm xúc. Nhưng nếu theo đuổi sự cầu toàn, chúng ta sẽ thất vọng, bởi vì sự cầu toàn không tồn tại.
Những lý do không nên theo đuổi sự cầu toàn
- Sự hoàn hảo thúc đẩy sự trì hoãn. Những người cầu toàn thường trì hoãn trong khi cố gắng tìm ra giải pháp “hoàn hảo” cho nhiệm vụ trong tầm tay, và trước khi họ biết điều đó thì thời hạn cũng sắp hết. Thông thường, việc suy nghĩ vấn đề quá nhiều thường kết thúc bằng một kế hoạch quá phức tạp, có thể làm hỏng những ý định tốt đẹp nhất.
- Sự hoàn hảo tạo ra một nhận thức sai lầm. Người cầu toàn thường bị tập trung vào những điều trước mắt mà không thể nhìn thấy điều gì đang xảy ra xung quanh họ. Khi một người tập trung toàn bộ vào một vấn đề, có thể dẫn đến nhận thức sai lầm, ngăn cản họ đến với một ý tưởng hoàn hảo hơn.
- Sự hoàn hảo ngăn cản sự phát triển cá nhân. Người cầu toàn có cuộc sống được thiết lập bằng những thói quen giúp hỗ trợ họ trong cuộc sống hàng ngày. Và, trong khi một thói quen hằng ngày là tốt thì những thói quen cứng nhắc, thiếu linh hoạt sẽ làm nản lòng, kết quả là ngăn cản những trải nghiệm và cơ hội mới. Một người cầu toàn nghĩ rằng, họ biết mình cần điều gì và không nảy sinh những cách mới để làm việc. Nảy sinh những ý tưởng mới, hói quen mới và lựa chọn mới cho phép chúng ta phát triển để trở thành những người có khả năng.
- Sự cầu toàn làm giảm năng suất làm việc. Quá chú ý đến những chi tiết nhỏ nhặt nhất có thể làm giảm năng suất làm việc và kết quả là làm việc ít hơn, Tuy điều này nghe có vẻ không xấu, nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều dựa vào các chi phí hoạt động của số liệu năng suất. Năng suất càng thấp thì hoạt động của doanh nghiệp càng kém. Điều này không chỉ bất lợi cho doanh nghiệp, mà sự cầu toàn còn có thể dẫn đến nghiện công việc, làm giảm động lực và sự phát triển cá nhân.
- Sự cầu toàn ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhiều nghiên cứu cho thấy, sự cầu toàn có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi có sự liên quan mật thiết giữa cầu toàn và những căn bệnh nặng. Hơn thế, cầu toàn còn tăng mức độ căng thẳng, dẫn đến dinh dưỡng kém, thiếu tập luyện thể dục và mất ngủ do tìm kiếm sự cầu toàn, từ đó ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể.
Điều chỉnh nhận thức về sự cầu toàn
Điều chỉnh để xây dựng một mối quan hệ phát triển tốt hơn có nghĩa là chấp nhận sự không cầu toàn của ai đó. Không có nghĩa là không thể bày tỏ những gì làm bạn khó chịu mà là chấp nhận con người thật của họ, nhìn họ trong tổng thể trọn vẹn chứ không phải là ai đó mà bạn muốn họ nên như thế và đang nhào nặn trong ý tưởng của mình. Quá trình điều chỉnh này có thể diễn ra theo những bước như sau:
- Chấp nhận mọi thứ về người thân, bạn bè. Cách họ cư xử, ăn mặc, sinh hoạt. Những gì mà họ hay nói đến, cách họ nhìn thế giới.
- Đừng so sánh người hiện tại với người cũ. Chúng ta đều có khuynh hướng như thế, dù là có ý thức hoặc vô thức. Cách suy nghĩ này sẽ ngăn bạn nhìn thấy nét đẹp của người đứng trước mặt bạn và mối quan hệ mới này sẽ khó có cơ hội.
- Thay vì cố gắng thay đổi họ, hãy xem xét nếu như bạn có thể thay đổi chính mình. Hãy tự hỏi nếu như có điều gì đó đang xảy ra ở một tầng sâu hơn bên trong bạn. Bạn đang so sánh vì bạn sợ cam kết? Sợ bị bỏ rơi? Bị từ chối? Tự hỏi xem bạn cần thay đổi điều gì trong tư duy, cách nhìn thế giới và các mối quan hệ, dạng trải nghiệm mà bạn muốn, để mà bạn có thể chấp nhận người khác như chính con người họ.
- Mọi thứ mà chúng ta đề cập chỉ là 50% của sự thay đổi, chuyển biến, phần còn lại là thực hành. Hãy tự hỏi rằng bạn cần hành động ra sao mỗi ngày. Bạn sẽ nhìn người ấy với cách nhìn mới ra sao và cần thay đổi điều gì để có thể nhìn họ như thế?
- Xem thêm: Phương châm sống hiện đại?