Mỹ thuật Madhubani (hay hội họa Mithila) là một trong những phong cách hội họa được tạo tác bởi những cư dân vùng Mithila của tiểu lục địa Ấn Độ. Những bức họa nơi đây được tạo tác với một loạt các dụng cụ như ngón tay, cành cây hay nhánh con, cọ vẽ, viết mực, que diêm và sử dụng bột màu và sắc tố tự nhiên.
Các nghệ phẩm hội họa này có đặc trưng là những khuôn mẫu hoa văn hình học bắt mắt, chứa đựng nội dung lễ nghi cho những dịp đặc biệt, chẳng hạn như sinh nở hoặc kết hôn và các lễ hội như Holi, Surya Shasti, Kali Puja, Upanayana và Durga Puja.
Một số tranh vẽ Madhubani, Ấn Độ
1. Tranh vẽ Madhubani (hay Mithila) theo truyền thống được những người phụ nữ thuộc các cộng đồng người khác nhau trong vùng Mithila của Ấn Độ tạo tác. Nó có nguồn gốc từ quận Madhubani vùng Mithila của Bihar. Madhubani cũng là một trung tâm xuất khẩu chính của những bức vẽ này.
- Xem thêm: Navrasa, hành trình của 9 cảm xúc
Những bức tranh này như hình thức vẽ bích họa đã được tạo tác rộng rãi trong vùng. Sự phát triển gần đây của tranh vẽ trên giấy và vải chủ yếu bắt nguồn từ các ngôi làng xung quanh Madhubani, và chính những phát triển sau này đã đưa đến thuật ngữ “nghệ thuật/mỹ thuật Madhubani” được sử dụng cùng với “hội họa Mithila”.
Các bức vẽ được tạo tác một cách truyền thống trên những bức tường và sàn lều mới trát bằng bùn, nhưng giờ đây, chúng còn được thể hiện trên vải, giấy thủ công và vải bạt. Những bức họa Madhubani được làm từ hỗn hợp bột gạo nhão. Bức họa Madhubani vẫn bị giới hạn trong một khu vực địa lý chật hẹp và các kỹ năng tạo tác đã được truyền qua nhiều thế kỷ, nội dung và phong cách chủ yếu vẫn được giữ nguyên.
Do đó, tranh vẽ Madhubani đã nhận được GI (Chỉ dẫn địa lý). Tranh vẽ Madhubani có hình ảnh hai chiều và màu sắc được sử dụng có nguồn gốc từ thực vật. Hoàng thổ, màu nâu vàng nhạt, muội đèn và đỏ được sử dụng tương ứng với màu nâu đỏ và đen.
Các bức vẽ Madhubani chủ yếu mô tả con người và sự nối kết của họ với thiên nhiên, cảnh vật và các vị thần từ các sử thi cổ đại. Các vật thể tự nhiên như mặt trời, mặt trăng và các loài cây tín ngưỡng như cây húng quế tulsi cũng được vẽ phổ biến cùng với các cảnh vật từ cung điện hoàng gia và các sự kiện xã hội như hôn lễ.
Nói chung, không một không gian nào bị bỏ trống trên bức tranh; các khoảng trống được lấp đầy bởi những nét vẽ về hoa, động vật, chim muông và thậm chí là các đồ án hình học. Theo truyền thống, vẽ tranh là một trong những kỹ năng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong các gia đình của vùng Mithila, chủ yếu là phụ nữ. Nó vẫn được tạo tác trong các nhóm trải rộng khắp vùng Mithila.
- Xem thêm: Mỹ nghệ đĩa kim loại Thanjavur
Kalakriti tại Darbhanga, Vaidehi ở Madhubani, Benipatti ở quận Madhubani và Gram Vikas Parishad ở Ranti là một số trung tâm chính của những bức tranh Madhubani; chính nơi đây đã lưu giữ loại hình nghệ thuật cổ xưa này để nó tiếp tục tồn tại và phát triển.
2. Mỹ thuật Madhubani có 5 phong cách đặc biệt: Bharni, Kachni, Tantrik, Godna và Kohbar. Trong những năm 1960, phong cách Bharni, Kachni và Tantrik chủ yếu được thực hiện bởi phụ nữ Brahman và Kayashth – những phụ nữ thuộc “đẳng cấp thượng lưu” ở Ấn Độ và Nepal. Chủ đề của họ chủ yếu là tôn giáo/tín ngưỡng và thể hiện các vị thần, nữ thần.
Những người thuộc đẳng cấp thấp hơn thể hiện các nội dung như các khía cạnh của cuộc sống và những biểu tượng, câu chuyện về Raja Shailesh (người bảo hộ cho ngôi làng) và nhiều hơn nữa, trong các bức tranh của họ. Ngày nay, mỹ thuật Madhubani đã trở thành một loại hình nghệ thuật toàn cầu hóa; vì vậy, không có sự khác biệt trong nghệ phẩm trên cơ sở/nền tảng hệ thống đẳng cấp. Họ tạo tác, thể hiện cả năm phong cách. Mỹ thuật Madhubani đã gây được chú ý trên toàn thế giới.
3. Truyền thống hội họa Madhubani đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực bảo tồn ở Ấn Độ vào năm 2012; nơi đây thường xuyên xảy ra nạn phá rừng ở bang Bihar. Shashthi Nath Jha, người điều hành Gram Vikas Parishad, một tổ chức phi chính phủ, bắt đầu thực hiện sáng kiến này như một nỗ lực để bảo vệ các loại cây của địa phương đang bị đốn hạ dưới danh nghĩa mở rộng đường sá và phát triển.
- Xem thêm: Nghệ phẩm khảm gỗ hồng sắc Mysore, Ấn Độ
Lý do chính đằng sau điều này là những cái cây được trang hoàng theo truyền thống trong hình thức của các vị thần và các hình ảnh tôn giáo và tâm linh khác như của Radha-Krishna, Rama-Sita, những cảnh từ các sử thi Ramayana, Mahabharata và các thần thoại khác.