Sự bùng nổ của ứng dụng Zoom trong đại dịch giúp Eric Yuan, nhà sáng lập công ty, trở thành một trong những người giàu nhất thế giới năm 2020.
Theo CNBC gần một năm sau khi thế giới biết đến sự xuất hiện của COVID-19, nhiều người vẫn đang phải ở nhà và làm việc, học tập và giải trí, trong khi các địa điểm như văn phòng, trường học, rạp chiếu phim, sân vận động, nhà hàng phải đóng cửa phòng dịch.
Trong bối cảnh đó, ứng dụng hội họp trực tuyến Zoom đã nổi lên như một phần khó tách rời của cuộc sống thời đại dịch, giúp mọi người kết nối mà không phải gặp mặt trực tiếp.
Doanh thu của Zoom tăng gấp 4 lần và lợi nhuận tăng gấp 90 lần, khiến các nhà phân tích ngạc nhiên. Cổ phiếu ngày càng tăng cao, dễ dàng trở thành một trong những cổ phiếu hàng đầu của năm. Cùng với các công ty sản xuất vaccine như Moderna và đối thủ Trung Quốc của Tesla là Nio, mức tăng của Zoom hiện hơn 450%.
CEO của Zoom – ông Eric Yuan, người trước đây đã làm việc trên phần mềm gọi điện video Webex mà Cisco mua vào năm 2007. Ông vốn đã là tỉ phú trước COVID-19. Vị CEO này đã đưa Zoom ra công chúng vào tháng 4.2019 và gây ấn tượng với các nhà đầu tư bằng sự kết hợp giữa tăng trưởng nhanh và lợi nhuận. Giờ đây, CEO Eric Yuan là một trong 100 người giàu nhất thế giới. Theo FactSet, cổ phiếu Zoom của ông ấy trị giá gần 17 tỉ USD.
Sự bùng nổ của Zoom cũng giúp khối tài sản của người sáng lập công ty Eric Yuan tăng trưởng phi mã, qua đó đưa ông trở thành một trong những người giàu nhất thế giới trong năm 2020.
Zoom thực sự là một bất ngờ đối với nhiều nhà quan sát thị trường. Ứng dụng này không được Cisco, Facebook, Google, Microsoft hay bất cứ “đại gia” công nghệ nào hậu thuẫn, mặc dù những công ty này đều đang tìm cách bắt kịp Zoom.
Ông Yuan đã là một tỷ phú trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, khi Zoom lần đầu phát hành cổ phiếu ra công chúng vào tháng 4/2019 và gây ấn tượng với các nhà đầu tư nhờ sự kết hợp giữa tốc độ tăng trưởng cũng như lợi nhuận cao.
Tuy nhiên, việc mở rộng Zoom không phải lúc nào cũng dễ dàng. Vào mùa xuân năm ngoái, sau khi Zoom nhận thấy mình đang nhận được nhu cầu chưa từng có, công ty cũng chịu không ít chỉ trích bởi những vấn đề liên quan tới quyền riêng tư và bảo mật của phần mềm.
Tháng 4, nhiều vấn đề bảo mật xảy ra đã ảnh hưởng đến uy tín của hãng, trong đó nghiêm trọng nhất là việc hacker có thể nghe trộm hoặc xuất hiện trong cuộc trò chuyện của người lạ. Hậu quả là một số công ty lớn và cơ quan chính phủ ngừng sử dụng Zoom để bảo đảm sự an toàn cho người dùng.
Sau đó là những lo ngại về mối liên hệ của CEO Eric Yuan với Trung Quốc. Chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Nancy Pelosi đã từng cáo buộc Zoom kiểm duyệt nội dung, không ủng hộ tự do ngôn luận và là một thực thể của Trung Quốc.
Để phản bác lại cáo buộc này, ông Yuan đăng một blog lên trang web của Zoom, chia sẻ: “Tôi trở thành công dân Mỹ vào tháng 7/2007. Tôi đã sống hạnh phúc ở Mỹ từ năm 1997. Zoom là một công ty Mỹ, được thành lập và có trụ sở chính tại California, được hợp nhất tại Delaware và giao dịch công khai trên Nasdaq”.
Đóng góp một phần trong nỗ lực hỗ trợ cộng đồng trong đại dịch, Zoom dừng giới hạn thời gian 40 phút đối với các tài khoản miễn phí, hợp tác với hơn 100.000 trường học trên toàn thế giới để cung cấp giáo dục trực tuyến. Bản thân Yuan cũng ra mắt quỹ từ thiện Zoom Cares, cung cấp nhiều khoản tài trợ cho các tổ chức nhằm ứng phó với đại dịch, bao gồm Quỹ Hòa nhập Kỹ thuật số San Jose, Quỹ CDC và Tổ chức Y tế Thế giới.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lại nhận địch đà tăng trưởng của Zoom vẫn còn. Họ viện dẫn xu hướng chuyển đổi số vốn đã xuất hiện từ trước, và đại dịch COVID-19 chỉ tạo điều kiện để đẩy nhanh quá trình này.