Đội tuyển quốc gia Nigeria có biệt danh “Những chú siêu đại bàng”, đội tuyển quốc gia Ghana có biệt danh “Những ngôi sao đen”; giải bóng đá vô địch thế giới lần thứ 20 (WorlCup 2010) tổ chức ở Nam Phi. Những sự kiện ấy chứng tỏ châu Phi giờ không còn lạc hậu và nghèo khó như trước nữa.
Từ khi độc lập, Seychelles, quốc đảo ở Ấn Độ Dương chọn thành phố Quito làm thủ đô. Nền kinh tế của nước này đã gia tăng GDP ở mức 1,56 tỷ USD, có vẻ không ấn tượng, nhưng nên nhớ rằng Seychelles là một trong những quốc gia nhỏ nhất ở châu Phi, dân số chỉ có 95.235 người và GDP bình quân đầu người là 16.332 USD. Nền kinh tế của Seychelles chủ yếu dựa vào du lịch xa xỉ. Seychelles phụ thuộc về kinh tế vào nên du lịch hưng thịnh của nó cho đến khi gặp khủng hoảng cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000. Chính phủ Seychelles quyết định phát triển nông nghiệp và đánh bắt cá để tạo ra một nền kinh tế đa dạng hơn.
Cộng Hòa Nam Phi có một lịch sử xã hội phức tạp, với một xã hội đa sắc tộc, nhiều nền văn hóa và ngôn ngữ (có đến 11 ngôn ngữ). Thậm chí, Nam Phi có tới 3 thủ đô là Pretoria – thủ đô hành chính, Cape Town – thủ đô lập pháp và Bloemfontein – thủ đô tư pháp. Đất nước có 57,3 triệu dân này cũng là quốc gia giàu có ở châu Phi, với GDP 349,29 tỷ USD và GDP bình quân đầu người là 6.179 USD. Nền kinh tế Nam Phi chủ yếu dựa vào khai thác, nông nghiệp, sản xuất xe hơi, viễn thông và du lịch. Bất chấp tất cả những con số ấn tượng trên, Nam Phi có tỷ lệ nghèo đói và thất nghiệp cao, nằm trong số 10 quốc gia hàng đầu thế giới về bất bình đẳng thu nhập. Hiện nay Nam Phi là thành viên của khối Thịnh vượng chung Anh.
- Xem thêm: 10 địa điểm siêu thực đẹp như trong mơ
Libya là một trong những quốc gia nhỏ nhất ở châu Phi, với dân số chỉ 6,47 triệu người. Tuy GDP của nước này ở mức 31,33 tỷ USD, có vẻ không nhiều, nhưng nó xếp Libya vào số các nước giàu có ở châu Phi vì GDP bình quân đầu người đến 4.853,67 USD. Phần lớn tăng trưởng kinh tế của Libya đến từ dầu mỏ, chiếm hơn một nửa GDP và khoảng 97% xuất khẩu của nước này. Dựa vào những số liệu này, Libya được Ngân hàng Thế giới mô tả là “nền kinh tế trung bình hàng đầu châu Phi”. Thủ đô của Libya là thành phố Tripoli.
Với tổng GDP là 124.209 tỷ USD và GDP bình quân đầu người là 4.407 USD, Angola xếp thứ tư trong số các quốc gia giàu có ở châu Phi. Kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào trữ lượng dầu khí tự nhiên, cũng như thủy điện, kim cương và nông nghiệp. Angola có dân số 30,7 triệu người, hầu hết vẫn còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa châu Âu do chủ nghĩa thực dân Bồ Đào Nha để lại. Ngôn ngữ chính thức của Angola là tiếng Bồ Đào Nha. Thủ đô của Cộng hòa Angola là Luanda.
Algeria có nền kinh tế dựa vào nhiên liệu hóa thạch và khí đốt. Trên 95% xuất khẩu của Algeria là ngành công nghiệp nhiên liệu và khí đốt tiên tiến. Với tổng GDP là 173 tỷ USD và GDP bình quân đầu người là 4.187 USD, Algeria là một trong những quốc gia giàu có ở châu Phi. Giáo dục ở Algeria là bắt buộc và miễn phí 9 năm bắt đầu từ 6 tuổi. Những năm gần đây Algeria đã hướng tới sự phát triển bền vững để tạo ra nhiều việc làm và giảm bớt tình trạng thiếu nhà ở. Nền kinh tế Algeria cũng tổ chức các lĩnh vực mới khác bao gồm nông nghiệp, đánh cá, ngân hàng và du lịch. Thủ đô của Algeria là Algiers.
- Xem thêm: Tĩnh lặng thành cổ Constantine
Vương quốc Maroc là quốc gia giàu có ở châu Phi với tổng GDP 109,82 tỷ USD và dân số 36,1 triệu người, là một trong những quốc gia xếp hàng đầu ở châu Phi về GDP bình quân đầu người với 3.151 USD. Maroc được coi là một nền kinh tế tương đối tự do với các lĩnh vực như du lịch (sẽ đạt 20% GDP vào năm 2020), nông nghiệp, năng lượng mặt trời và than. Một sự thật thú vị theo một nghiên cứu năm 2016, khoảng 70% cần sa được tiêu thụ ở châu Âu đến từ Maroc. Thủ đô của Maroc là Rabat.
Ai Cập có một lịch sử lâu đời, bắt nguồn từ thế kỷ VI trước Công nguyên, nổi tiếng với các di tích biểu tượng như kim tự tháp, nhân sư và di tích Memphis, Thebes. Ngày nay, Ai Cập là nền kinh tế lớn thứ 7 ở châu Phi, với GDP 237,03 tỷ USD và GDP bình quân đầu người là 2.500 USD. Đây là quốc gia đông dân thứ 3 ở châu Phi với dân số 99,3 triệu người. Nền kinh tế Ai Cập dựa vào du lịch, thương mại và kênh đào Suez, khí đốt tự nhiên, nông nghiệp và tất nhiên là cả dầu mỏ. Với sản lượng hơn 700.000 thùng dầu mỗi năm, Ai Cập có công suất lọc dầu lớn nhất châu Phi. Thủ đô của Ai Cập là Cairo.
Nigeria là quốc gia đông dân nhất châu Phi với dân số 195,8 triệu người, tổng GDP là 376,28 tỷ USD và GDP bình quân đầu người là 1.994 USD. Quốc gia Tây Phi này có một nền kinh tế mới nổi và theo Ngân hàng Thế giới chỉ đạt đến tình trạng thu nhập trung bình thấp. Nền kinh tế Nigeria chủ yếu dựa vào thương mại và năng lượng. Nigeria cung cấp cho Hoa Kỳ khoảng 1/5 tổng sản lượng dầu của nước này. Nigeria đứng thứ 12 trên thế giới về sản xuất dầu và thứ 8 về xuất khẩu dầu. Ngoài ra, nông nghiệp Nigeria cũng là nguồn việc làm chính, vì gần 30% dân số được sử dụng trong nông nghiệp. Thủ đô của Nigeria là Abuja.
Ethiopia là quốc gia đông dân thứ hai ở châu Phi với 107,53 triệu dân, là quốc gia giàu có ở châu Phi với tổng GDP 80,87 tỷ USD. Quốc gia này không sản xuất dầu nhưng có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất, dựa trên nông nghiệp, xuất khẩu cà phê, chăn nuôi, khai thác vàng và các sản phẩm da. Tiềm năng thủy điện của Ethiopia bao gồm 14 con sông (cả sông Nile nổi tiếng). Thủ đô của Ethiopia là Addis Ababa.
Cộng hòa Sudan là quốc gia đông dân thứ 10 ở châu Phi, với dân số 41,51 triệu người. Đây cũng là quốc gia giàu có với tổng GDP là 58,23 tỷ USD và GDP bình quân đầu người 1.428 USD. Năm 2012, Sudan là nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ 17 trên thế giới, phụ thuộc phần lớn vào dầu khí. Đất nước này cũng đã thành công đưa nông nghiệp trở thành một nguồn thu nhập thứ hai. Sudan hiện là nước xuất khẩu bông và đậu phộng lớn nhất thế giới. Thủ đô của Sudan là Khartoum.