Ethiopia bao phủ phần lớn khu vực sừng châu Phi. Khu vực này có lịch sử rất phong phú và những điều kỳ lạ. Có những con sói giả mạo như chó rừng, những con suối có màu sắc cầu vồng và hàng dặm từ trường độc đáo.
Ethiopia có nhiều kỳ quan lâu đời nhất thế giới. Nhưng nó cũng dẫn đầu với các dự án mới chống lại các vấn đề hiện đại như nạn phá rừng và tình trạng khan hiếm nước ở châu Phi.
Nắm giữ kỷ lục về trồng cây
Năm 2016, Ấn Độ đã đạt được một kỷ lục xanh về môi trường. Đất nước này đã trồng được 50 triệu cây trong một ngày. Tuy nhiên đến năm 2019, Ethiopia đã quyết định phá kỷ lục này của Ấn Độ. Họ thu thập rất nhiều cây và vận động người dân trồng chúng. Việc này còn có sự tham gia của hàng ngàn tình nguyện viên và nhân viên người Ethiopia từ các đại sứ quán nước ngoài, Liên Hiệp Quốc và Liên minh châu Phi.
Những người trồng rừng trải rộng trên 1.000 địa điểm ở Ethiopia và sử dụng một phần mềm đặc biệt để tính toán số lượng cây đã được trồng. Họ không chỉ phá vỡ kỷ lục Ấn Độ, mà con số ước tính cũng là một sự cải thiện rất lớn. Mặc dù Tổ chức kỷ lục Guinness thế giới vẫn đang còn kiểm tra kỳ tích, khoảng 350 triệu cây đã được trồng trong vòng 12 giờ.
Sáng kiến này là một phần trong nỗ lực đảo ngược tình trạng phá hủy môi trường tại đất nước Ethiopia. Tại một thời điểm, ít hơn 4% đất nước là rừng. Quyết tâm sửa chữa tỉ lệ đó đã khiến Ethiopia trồng hơn 2,6 tỷ cây và 150.000km2 đã được dành cho các khu rừng mới vào năm 2020.
Những công cụ cổ nhất thế giới của Ethiopia
Vào năm 2003, các nhà khảo cổ đã khảo sát khu vực Gona ở thung lũng Rift Great của Ethiopia. Những gì họ tìm thấy thật sự rất ấn tượng – một bộ sưu tập các công cụ bằng đá có tuổi đời vào khoảng 2,6 triệu năm. Đây là những công cụ do con người tạo tác lâu đời nhất tính đến thời điểm đó.
Các cổ vật được chế tác bằng kỹ thuật Oldowan, một phong cách sau đó đã phổ biến khắp miền đông và miền nam châu Phi trước khi lan sang châu Âu. Thật đáng tiếc cho Ethiopia, vì sau đó bộ công cụ Gona đã không còn là bộ công cụ tồn tại lâu đời nhất nữa.
Vào năm 2015, một bộ công cụ bằng đá đã được tìm thấy ở Kenya. Chúng đã 3,3 triệu năm tuổi và đẩy bộ công cụ Gona xuống vị trí thứ hai. Điều đáng nói là các nhà chế tạo công cụ Kenya đã sống rất lâu trước khi chi của chúng ta (Homo) phát triển. Các nhà khoa học tin rằng nhánh người sản xuất ra các công cụ này là australopithecines hoặc Kenyanthropus.
Những con ngựa độc đáo
Vùng đất khô cằn của Ethiopia hóa ra lại rất giàu hóa thạch. Trong năm 2013, tại khu vực này đã phát hiện hóa thạch của một con ngựa mà thế giới chưa từng biết đến. Nó được gọi là Eurygnathohippus woldegabrieli, đã sống vào khoảng 4,4 triệu năm trước, to như một con ngựa vằn nhỏ và chạy rất nhanh.
Xương chân trước của nó có cấu tạo tinh vi hơn các loài ngựa trước đó, giúp cho Eurygnathohippus có tốc độ nhanh hơn so với tổ tiên của nó. Đây là một điều thuận lợi vì môi trường mà nó sống bao gồm những con hổ răng kiếm háu ăn.
Răng của con ngựa này cũng khác với các loại cổ xưa hơn. Tổn thương từ men răng cho thấy Eurygnathohippus đại diện cho thời điểm mà ngựa bắt đầu tiến hóa thành động vật chăn thả. Răng của chúng bị trầy xước, chân dài hơn và thực tế là vùng đất cằn cỗi chính là đồng cỏ của chúng.
Môi trường sống này cho phép ngựa trở nên lớn hơn và mạnh hơn. Eurygnathohippus đã bổ sung những hiểu biết có giá trị khi các loài động vật thực hiện sự thay đổi quan trọng, dẫn đến những con ngựa mà chúng ta biết ngày nay.
Hiện vật Kitô giáo được minh họa sớm nhất
Garima Gospel là một bản thảo viết tay thiêng liêng ở Ethiopia. Một số người tin rằng người tạo ra nó, một tu sĩ tên Abba Garima, đã viết toàn bộ bản thảo chỉ trong một ngày. Đây cũng là ngày sau khi ông thành lập tu viện Garima ở phía Bắc đất nước.
Bản thảo Garima Gospel chưa từng rời khỏi tu viện, nhưng tác phẩm được tin là có từ thế kỷ thứ 11. Điều này lại không phù hợp với sự xuất hiện của Abba Garima tại Ethiopia, đó là vào khoảng năm 494 Công nguyên.
Vào năm 2010, việc xác định niên đại bằng carbon cho thấy cuốn sách “thời trung cổ” cũ hơn so với lời đồn. Các trang sách bằng da dê cho thấy nó ra đời trong khoảng từ giữa năm 330 và 640. Điều này đã ủng hộ truyền thuyết về tu sĩ và biến The Gospel thành ví dụ sớm nhất về đóng sách.
Thật thú vị, văn bản được viết bằng ngôn ngữ đầu tiên của người Ethiopia là Ge’ez, nhưng các bản vẽ đã làm cho tác phẩm trở nên đặc biệt. The Garima Gospel cũng có thể được xem là hiện vật Kitô giáo được minh họa sớm nhất.
Lấy nước từ trong không khí
Nước không có sẵn một cách đồng đều ở Ethiopia. Người dân nông thôn đôi khi phải mất tới 6 giờ để đi lấy nước và dành 40 tỷ giờ mỗi năm để lấy nước theo cách thức thủ công này. Tìm kiếm thứ chất lỏng quý giá này chỉ là khởi đầu. Thông thường, loại nước mà họ tìm thấy lại không an toàn để sử dụng.
Các nhà hảo tâm đã cố gắng khắc phục tình trạng này bằng các dự án công nghệ cao. Tuy nhiên, hầu hết rơi vào tình trạng khó khăn vì cơ sở hạ tầng của Ethiopia không thể xử lý việc bảo trì phức tạp và tốn kém.
Năm 2014, nhà thiết kế Arturo Vittori đã tìm ra giải pháp “tháp Warka”. Được đặt theo tên của một loại cây địa phương, cấu trúc này có hình dạng chiếc bình cao đến 9m. Được làm từ các vật liệu phân hủy sinh học, mạng lưới bên trong sẽ giữ lại các giọt sương, biến nó thành nước và sau đó thu thập các giọt nước trong một thùng chứa ở phía dưới.
- Xem thêm: Sống đời hoang dã ở Masai Mara
Các thử nghiệm trên thực địa cho thấy tòa tháp có thể hút đến 95 lít nước sạch từ không khí mỗi ngày. Trên hết, chúng dễ lắp ráp và làm sạch và dân làng có thể nhanh chóng học cách xây dựng và bảo trì chúng.
Chó rừng biến thành chó sói
Vào năm 2011, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một cuộc khảo sát thực địa để nghiên cứu một loài chó rừng ở Ethiopia. Loài mà họ dự định nghiên cứu là chó rừng vàng. Loài chó này hiện diện ở khắp Ethiopia, được gọi là chó rừng vùng cao hay chó rừng Ai Cập. Chúng được coi là một phân loài quý hiếm của loài chó rừng vàng.
Trong quá trình quan sát, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng các con vật có sự khác biệt lớn. Chúng tinh tế hơn và có bộ lông trắng hơn. Các mẫu DNA còn tiết lộ một sự thật bất ngờ. Đây nói chung không phải là chó rừng. Chúng có liên quan đến loài sói xám, khiến chúng trở thành thành viên duy nhất được gọi là sói xám ở châu Phi.
Có vẻ như tổ tiên của những con sói xám sống ở châu Phi khoảng 3 triệu năm trước và đây là nhánh duy nhất còn sót lại của chúng. Các nhà khoa học hiện đang nỗ lực đổi tên chó rừng Ai Cập, có lẽ sẽ gọi là “chó sói châu Phi”, ngoài việc tìm cách bảo tồn của nó. Lý do là những người nông dân ở Ethiopia đang diệt trừ chó rừng một cách có hệ thống, bao gồm cả con sói mới được phát hiện.
Suối nước nóng nhiều màu sắc
Núi lửa Dallol cách thủ đô Addis Ababa 600km. Giống như nhiều núi lửa khác, nó được bao quanh bởi các suối nước nóng. Khách du lịch đổ về địa điểm này mặc dù phải vượt qua những nguy hiểm như các vũng nước có chứa chất axit và các luồng khói độc hại. Mọi người không thể cưỡng lại sức hấp dẫn từ màu sắc kỳ lạ của các suối nước nóng.
Dallol hiện đang giữ kỷ lục là ngọn núi lửa trên mặt đất thấp nhất thế giới, tạo ra các sắc thái hồ nước ngộ nghĩnh như vàng neon, xanh lá cây và cam. Nằm trong miệng núi lửa, các con suối có màu từ các quá trình sôi ở sâu bên dưới.
Đầu tiên, magma làm nóng nước ngầm phía trên bề mặt. Sau đó, trong khi trào lên trên, hơi ấm của nước hòa tan các khoáng chất như lưu huỳnh, muối và kali. Nước muối này được đổ vào bên trong các miệng hố. Thời tiết nóng làm bốc hơi nước muối và màu sắc thu được phụ thuộc vào hàm lượng khoáng chất của mỗi con suối.
Con người định cư lâu đời nhất ở các vùng cao
Các thực đơn bình thường không có tên khẩu phần chuột chũi khổng lồ. Nhưng trong kỷ băng hà cuối cùng, những sinh vật này đã giúp một cộng đồng đặc biệt sống sót. Vào năm 2019, một khảo sát đã mô tả cách các nhà nghiên cứu đi bộ lên dãy núi Bale ở Ethiopia. Họ đang trên đường đến Fincha Habera, một khu định cư cổ đại nằm ở độ cao 3.470m trên mực nước biển.
Suy nghĩ truyền thống cho rằng con người chọn định cư ở những nơi có độ cao là cuối cùng và chỉ trong thời gian ngắn, chủ yếu là do không khí loảng và thời tiết xấu. Tuy nhiên, khi nhóm đến Fincha Habera, họ phát hiện ra rằng con người đã ở đó nhiều tháng liền.
Thật đáng kinh ngạc, các mẫu đất và cổ vật có niên đại sớm nhất tại đây là từ 47.000 năm trước. Đây là thời điểm rất khó khăn vì đang trong thời kỳ băng hà. Dãy núi Bale bị bao phủ trong băng và con người thường di chuyển xuống dưới khi thời tiết lạnh hơn.
Tuy nhiên, việc định cư tại đây không được xem là bất thường. Không giống như các thung lũng thấp hơn, các cao nguyên không có băng. Có loại đá obsidian (đá vỏ chai) để chế tạo công cụ. Chuột chũi khổng lồ có ở khắp nơi và cung cấp đủ thịt cho cộng đồng cao nguyên lâu đời nhất từng được phát hiện.
Thành phố bị quên lãng Harlaa
Ở phía Đông Ethiopia, người dân Harlaa thường kể những truyền thuyết về những người khổng lồ đã từng sống ở đó. Nó rất dễ dàng để hiểu lý do tại sao. Khu vực này lưu giữ những tàn tích cổ xưa được làm từ những tảng đá khổng lồ.
Vào năm 2017, các nhà khảo cổ đã có cái nhìn cận cảnh hơn. Khi họ truy tìm các cấu trúc và các cổ vật đã được khai quật, rõ ràng là họ đang đứng trong một thành phố. Nó thực sự không thể gọi là một thành phố bị mất bởi vì các nhà khảo cổ học đã biết về địa điểm này từ lâu. Tuy nhiên, họ chủ yếu là bỏ qua nó.
Nhóm nghiên cứu đằng sau khảo sát mới nhất đã không hối hận về quyết định khai quật. Thành phố mang lại vô số các mặt hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc và Ấn Độ. Rõ ràng, đó là một trung tâm bận rộn, sớm nhất từ thế kỷ 10, nơi các nền văn hóa khác nhau pha trộn và giao dịch.
- Xem thêm: Ethiopia, “trái tim châu Phi”
Có dấu hiệu của những người từ Ai Cập, Yemen, Madagascar, Maldives, Tanzania và Somali. Có một sự hiện diện mạnh mẽ của Hồi giáo, cho thấy thành phố này phục vụ một mạng lưới rộng lớn các cộng đồng Hồi giáo ở châu Phi cũng như người nước ngoài.
Dãi từ trường độc đáo
Trong những năm 1950, các nhà địa chất tìm thấy một thứ gì đó bên trong đại dương. Chạy song song với các dãy núi giữa đại dương là các dải từ trường. Chúng hình thành bất cứ khi nào lớp vỏ trái đất xé ra và chứa đầy magma đang nổi lên, làm nguội thành những phiến của đáy biển mới.
Các khoáng chất từ tính trong magma tự liên kết với từ trường trái đất. Điều này cung cấp cho các nhà khoa học một cái nhìn về mức độ thường xuyên của từ trường trái đất đảo ngược cực bắc-nam của nó.
Vài năm trước, các nhà địa vật lý đã tìm thấy những dải từ đầu tiên trên đất liền. Vô hình với mắt thường, những đường từ khổng lồ trải dài trên vùng đất suy thoái Afar ở Ethiopia. Cái gọi là dải sọc từ tính Tendaho Graben rất đặc biệt bởi vì chúng thách thức niềm tin rằng các dải chỉ hình thành khi đáy biển mở rộng.
Địa điểm mới là một mảnh vỏ lục địa mỏng, nơi một đại dương mới sẽ xuất hiện trong một hoặc hai triệu năm nữa. Trong khi một liên kết biển tồn tại, điều đó cho thấy rằng các lưu vực đại dương hình thành sớm hơn nhiều so với trước đây, đôi khi trong lúc chúng vẫn còn trên đất liền.