Một con lạc đà gian khổ vất vả đi qua sa mạc, một con ruồi đậu trên lưng nó chẳng phải bỏ ra chút sức lực gì cũng đi được qua sa mạc. Con ruồi cười chế giễu: “Lạc đà, xin cảm ơn mày đã gian khổ vất vả cõng tớ đi qua sa mạc. Tạm biệt!”.
Lạc đà nhìn con ruồi nói: “Khi mày ở trên lưng tao, tao cũng không biết nên mày cứ đi đi cần phải chào tao bởi vì mày có nặng gì cho cam, đừng có quá coi trọng mình như thế, mày tưởng mày là ai đấy?”.Nhà văn Anh George Bernard Shaw có một buổi ở nhà nhàn rỗi trò chuyện và chơi với một đứa trẻ.
Khi trời sắp tối, nhà văn nói với đứa trẻ: “Hôm nay về nói với mẹ cháu là con đã chơi với nhà văn George Bernard Shaw cả một buổi chiều”. Không ngờ đứa trẻ lại đáp lại một câu: “Ông cũng về nói với mẹ ông rằng hôm nay ông chơi cả buổi với bé Mary”. Sau này nhà văn George Bernard Shaw nói với mọi người rằng tất cả đừng nên quá coi trọng mình.
Một nghệ sĩ nổi tiếng người Anh đã kể một câu chuyện: ông sinh ra trong một gia đình lớn, mỗi lần ăn cơm quây quần đến gần 20 người. Có một lần, ông tự nhiên nghĩ ra một ý tưởng để đùa mọi người. Trước khi ăn trưa, ông nấp vào một ngăn tủ để cho mọi người phải đi tìm.
Có điều rất buồn là hôm đó khi ăn trưa, chẳng ai để ý đến việc thiếu ông, ăn trưa xong mọi người tản đi và thế là ông phải ỉu xìu chui ra ăn thức ăn thừa. Từ đấy ông cho mọi người biết: “Mãi mãi đừng có quá coi trọng mình, nếu không sẽ chuốc lấy sự thất vọng”. Tổng thống Mỹ Ronald Reagan tuy là một tổng thống nhưng vẫn phải xem nhẹ mình.
- Xem thêm: Phá vỡ cánh cửa đã nhốt mình
Một cậu bé tên Billy bị bệnh nặng sắp ra đi, nhưng khi biết được nguyện vọng của em Billy là muốn được làm tổng thống, ông Reagan đã mời em đến Nhà Trắng để em ngồi vào ghế tổng thống trong phòng bầu dục, còn mình thì làm trợ lý cho em, giúp em làm việc trọn một ngày trời.
Ngày Đại học Bắc Kinh khai trường, một sinh viên đã ngăn một ông già ở trước cổng trường nhờ ông ta khiêng giúp mình một cái hòm tư trang. Ngày hôm sau, cậu sinh viên đó phát hiện người khiêng hòm giúp cho mình chính là hiệu trưởng của trường đại học, giáo sư nổi tiếng Lý Tiễn Lâm.
Không nên quá coi trọng mình, kỳ thực nó là một sự tu dưỡng, một loại trình độ cao thượng, một loại thái độ xử thế rộng lượng, một loại trạng thái tâm lý hoàn thiện. Những học giả, những vĩ nhân xem nhẹ mình như vậy và đây chính là nguyên nhân khiến họ trở thành những tấm gương cho mọi người.