Từ những vách đá phấn giữ các hạt ở bên ngoài vũ trụ cho đến những vòng xoáy đá phấn trên đại dương, loài người cổ đại cũng để lại dấu ấn của họ với những cổ vật bí ẩn bằng phấn. Phấn cũng giúp nhà khoa học khám phá con đường thiên di của loài dơi và những câu chuyện thú vị khác mà chúng ta không ngờ đến.
Khi các sinh vật biển chết, vỏ của chúng biến thành bùn chứa chủ yếu là calci carbonate. Chất nhờn này cuối cùng biến thành đá vôi được gọi là đá phấn. Loại đá này chịu trách nhiệm cho một số khám phá khoa học, và những điều kỳ lạ, tuyệt vời.
Khám phá dơi thiên di
Các nhà nghiên cứu biết nhiều về sự di cư của loài chim. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu còn thiếu một chút hiểu biết về các chuyến hành trình gian khổ của những động vật có vú, trong đó có loài dơi. Bước đầu tiên quan trọng là tìm ra hướng đi của chúng. Với chim, các nhà nghiên cứu thường nhốt chúng vào một hộp nhỏ, kín trước khi thả. Tuy nhiên, những con dơi chỉ treo ngược và ngủ trong những không gian như vậy.
Năm 2017, một nhà khoa học người Đức đã lấy một hộp tròn đơn giản. Ông đậy nắp trên cùng nhưng để lại đủ không gian cho dơi bò lên cạnh bên và trốn thoát. Phần dưới của hộp tròn được rắc phấn.
Con dơi bò qua lớp bột, để lại dấu vết cho thấy hướng nó chọn. Sau khi 54 con dơi bò ra khỏi ống, điều đó tiết lộ rằng những con lớn tiếp tục bay theo hướng chúng chọn khi cất cánh.
Các thử nghiệm khác đã chứng minh rằng hoàng hôn đã giúp chúng điều hướng. Chúng có thể bị bối rối bởi sự phản chiếu của cảnh hoàng hôn thực sự, nhưng đã cất cánh sau khi được bố trí hoàng hôn giả. Những con dơi còn nhỏ tỏ ra không biết gì và bay theo hướng ngẫu nhiên. Điều này cho thấy các con dơi nhỏ phải học cách điều hướng từ những những con lớn có kinh nghiệm hơn.
Mảnh chén bí ẩn
Năm 2015, một khám phá đã xảy ra ở Jerusalem. Đối với hầu hết các chi tiết, không có gì bí ẩn. Cổ vật này là một mảnh của một cái chén bằng đá phấn được làm từ 2.100 năm trước. Nhưng các chuyên gia bị ám ảnh bởi những cái tên và những câu giải đáp cụ thể, mảnh chén vỡ đã gây ra sự nhầm lẫn sẽ kéo dài.
Phấn có tên là “Hyrcanus”. Tên Hy Lạp được khắc bằng chữ Hebrew, một sở thích của người Do Thái trong thời gian này. Thật vậy, có hai vị vua khác nhau từ triều đại Hasmonean của người Do Thái (từ năm 140 trước Công nguyên đến năm 37 trước Công nguyên) đều có tên là Hyrcanus. Điều này làm cho các học giả bối rối, không rõ cái chén thuộc về đời của vị vua nào?
Dường như chưa có câu trả lời cụ thể. Vị trí của mảnh vỡ tuy không giúp được gì cả nhưng vẫn rất thú vị. Nó được tìm thấy dưới bãi đậu xe Givati ở khu phố cổ nhất của Jerusalem. Điều này rất phù hợp vì mảnh vỡ là một trong những ví dụ lâu đời nhất của loại đá phấn được tìm thấy trong thành phố. Vào thời đó, những chiếc bình, chén và chậu bằng phấn đã được sử dụng rộng rãi.
Cơn sốt Fulltouch
Tại Nhật Bản, công ty Văn phòng phẩm Hagoromo đã sản xuất phấn viết bảng đen có tên Fulltouch. Nhưng tất cả sẽ kết thúc. Điều này đã gửi một loạt lo lắng nơi các trường học, người ta không thể tưởng tượng sẽ viết bảng bằng bất kỳ thương hiệu phấn nào khác.
Đa số mọi người viết bằng phấn và đã trải qua những lần bị khó chịu khi những viên phấn bị gẫy hoặc bị trì lại khi viết bảng, đồng thời gây ra nhiều bụi bặm. Những viên phấn Fulltouch không có bụi, đủ cứng để không bị gãy. Những viên phấn viết mịn màng, tươi sáng và dễ nhìn ngay cả với những học sinh ngồi ở những hàng sau.
Năm 2015, tin tức về việc ngừng hoạt động của nhà máy đã khiến một số học giả mua dự trữ đủ số hộp phấn để sử dụng trong 15 năm. Những người khác than thở như thể họ vừa mất một người bạn thân. Sự hoảng loạn xảy ra. Nhưng Hagoromo đã bán công thức Fulltouch cho một công ty Hàn Quốc, và loại phấn tốt nhất trên thế giới này một lần nữa lại có mặt trên thị trường.
Bụi hóa thạch
Năm 2017, phấn đã cho các nhà khoa học cơ hội tìm hiểu thêm về lịch sử hệ mặt trời. Câu chuyện bắt đầu với những vách đá phấn ở Dover, nước Anh, nơi chứa những sinh vật hóa thạch nhỏ bé.
Quá trình nghiên cứu các sinh vật đã tiết lộ rất nhiều về quá khứ địa chất hỗn loạn của trái đất. Trong một nghiên cứu như vậy, các nhà nghiên cứu bất ngờ phát hiện ra rằng các vách đá cũng chứa bụi vũ trụ hóa thạch. Bụi (hay còn gọi là các thiên thạch siêu nhỏ) được tìm kiếm rất nhiều, nhưng gần như không thể tìm thấy mặc dù có 22.000 đến 33.000 tấn đá bay từ vũ trụ xuống trái đất mỗi năm.
Vấn đề ở chỗ các hạt này cực nhỏ, và quá trình hóa thạch đã làm thay đổi các khoáng chất vốn đã biết của chúng nay trở thành khó định dạng. Nhưng có 76 hạt tìm thấy ở Dover, nước Anh, đã được bảo quản đặc biệt tốt. Ngoại hình đẹp của chúng cung cấp các tiêu chí mới để tìm ra các thiên thạch siêu nhỏ.
Tương tự như các hóa thạch động vật, thành phần của thiên thạch siêu nhỏ có thể tiết lộ nhiều hơn về các sự kiện không gian trong quá khứ. Ví dụ: bụi 87 triệu năm tuổi có thể được hình thành do các tiểu hành tinh hoặc các hành tinh va chạm với nhau.
Những khối hình trụ Folkton
Hơn 4.000 năm trước ở Anh, có ai đó đã chạm khắc ba vật thể. Được làm bằng đá phấn, chúng giống như những cái trống với các chi tiết trang trí. Cả bộ được chôn theo cùng với một đứa trẻ và được phát hiện lại vào năm 1889 gần Folkton ở Yorkshire.
Đây không phải là những hiện vật hầm mộ bình thường. Mặc dù có các kích cỡ khác nhau, dao động trong khoảng từ 10,4 cm đến 14,6 cm, những chiếc trống có một điểm chung. Khi các nhà nghiên cứu quấn một dây bện chung quanh mỗi cái trống, chúng đều có một số đo giống như nhau: 10 “feet dài” (3 m).
Ngày nay, một feet dài sẽ bằng 32,2cm. Ngày trước, 10 là con số tiêu chuẩn được sử dụng để xây dựng các tượng đài bằng đá. Nổi tiếng nhất là quần thể Stonehenge.
Được tìm thấy gần bờ biển phía Nam nước Anh, cái gọi là trống Lavant cũng có kích thước bằng bàn tay và chiều dài 10 feet khi một dây bện được quấn quanh nó 9 lần (Những cái khác phải được quấn quanh từ 7 lần đến 10 lần). Không ai biết tại sao các kích cỡ khác nhau là cần thiết, trong khi tất cả các khối trụ đều có hình dáng giống nhau.
Dãy đá ngầm bằng đá phấn dài nhất
Năm 2010, các thợ lặn đã tìm kiếm nguồn tài trợ từ Hội đồng hạt Norfolk. Nhóm bạn bơi lặn biết rằng có một khu vực đá phấn ở ngoài khơi, mặc dù họ nghi ngờ rằng nó nhỏ bé.
Sự nghi ngờ này bắt nguồn từ sự hiện diện của một rặng đá phấn mà họ ước tính dài khoảng 8km. Con số này rất khiêm tốn so với chuỗi các rặng san hô Thanet Coast được tìm thấy ở Kent, nơi dài nhất thế giới với kích thước 22,5km.
Hội đồng hạt không bao giờ hối hận vì đã tài trợ cho chuyến thám hiểm của thành phố Norfolk vì sự phát hiện của các thợ lặn đã lấn át các rạn san hô Thanet. Kỳ quan lạ thường này chạy dài 32km.
Màu trắng sáng trải dài với các vòm phức tạp đã làm choáng ngợp các nhà nghiên cứu, nhiều chỗ cao bằng đầu người và xuất hiện thành những hàng ở một số nơi. Nó có những đường rãnh và quang cảnh như thể trên mặt trăng, nhưng cũng có rất nhiều sinh vật sống.
Rặng san hô 300 triệu năm tuổi này có các thực vật, động vật hoang dã và cá, bao gồm một số loài chưa từng được ghi nhận trong khu vực. Trong số đó có một loại bọt biển lần đầu tiên người ta mới nhìn thấy.
Những vòng xoáy phấn trên biển
Có những vòng xoáy lớn đến mức chúng bao phủ 16% trên các vùng biển của trái đất và có thể nhìn thấy từ không gian. Được gọi là “Vành đai Calcite Lớn”, kích thước của nó chỉ bị vượt qua bởi vẻ đẹp thanh tú của nó. Những vòng xoáy lung linh với vẻ óng ánh màu ngọc lam pha sữa.
Được tìm thấy ở Nam Đại Dương (Southern Ocean), hiện tượng khổng lồ khác thường này là kết quả của các sinh vật cực nhỏ. Những thực vật phù du được gọi là coccolithophores thực sự rất nhỏ. Mỗi con là một sinh vật đơn bào, chúng không phải là vi khuẩn hay thực vật. Nhưng thỉnh thoảng, số lượng của chúng bùng phát theo mức vượt trội.
Màu sữa của cuộn xoáy bùng phát là do phấn. Để bảo vệ bản thân khi chúng lớn lên, các coccolithophores tự bọc quanh mình bằng các lớp phấn. Khi chúng tụ tập lại với nhau, vô số cơ thể phấn phản chiếu ánh sáng lên bầu trời và tạo ra những màu sắc ngoạn mục.