Xem phim, chúng ta thấy không ít những cảnh quay diễn ra giữa các đường phố. Muốn vậy, các đoàn làm phim đã phải làm việc trước với chính quyền địa phương. Sự kiện này thường kèm theo vấn đề tài chính và quảng bá du lịch.
Sự kiện cả đời chỉ xảy ra một lần?
Một hôm, người dân trong một thành phố nào đó nhận được lá thư trong hộp thư nhà họ hoặc một email từ tổ chức cộng đồng cho biết khu phố của họ sẽ ngưng giao thông trong một vài ngày vì có một phim đang thu hình trên khu phố của họ. Tùy theo nơi họ cư ngụ, điều này có thể gây ra sự náo động lớn, hoặc chỉ là thái độ bàng quan.
Trong đa số các cộng đồng, việc một nhà sản xuất phim đến một thành phố (đặc biệt đủ lớn để đóng lại toàn bộ các đường phố) là sự kiện cả đời chỉ có một lần.
Mọi người không nói về đề tài nào khác, họ đổ về khu vực sẽ được chọn để ghi hình, camera trong tay, họ nhốn nháo ồn ào khi bắt gặp các diễn viên.
Ở những nơi như New York hay Los Angeles, những người dân địa phương đã quen thuộc với chuyện này, họ chán chường đi xuyên qua đám đông bên lề đường hay tìm một đường đi vòng, tránh chỗ đoạn đường bị phong tỏa để quay phim.
Vậy những nhà sản xuất phim đã làm thế nào để được phép đóng lại hoàn toàn những khu vực đường phố và can thiệp vào nhịp sống của những người dân đô thị?
Vấn đề chẳng qua là việc thương lượng về các chi phí, rõ ràng và đơn giản. Những nhà sản xuất phim đã từng bơm nhiều tiền vào những nền kinh tế địa phương.
Vấn đề vẫn là chuyện lợi nhuận
Những thành phố lớn hơn đã quen làm việc với công nghiệp điện ảnh, họ có những văn phòng làm việc để thu hút những hãng phim đồng thời thỏa thuận với những nhà làm phim trong lúc họ đang có mặt trong khu vực.
Những thị trấn nhỏ cũng nhảy vào cơ hội kiếm tiền và cũng một cảm giác khích động khi được xuất hiện trên màn ảnh rộng.
Đa số các thành phố và các thị trấn đều có khuynh hướng chậm trễ đối với việc giúp đỡ đoàn làm phim, chẳng hạn như tạo điều kiện miễn thuế, đóng lại các con phố, cung cấp sự trợ giúp của cảnh sát hoặc đơn giản hóa quá trình cấp giấy phép. Họ làm bất cứ điều gì để bảo đảm những nhà làm phim sẽ tiếp tục trở lại và chi tiền.
Khi một nhà sản xuất phim đi tham quan thị trấn và muốn đóng lại một số con đường, việc cấp giấy phép đương nhiên là cần thiết.
Cho dù một thị trấn không có mấy kinh nghiệm với một đoàn làm phim, thông thường một số quá trình cũng được cấp phép tại địa phương.
Người đi tiền trạm của đoàn làm phim phát hiện ra những vị trí, và người bố trí vị trí làm việc với chính quyền thành phố hoặc đoàn làm phim phải bảo đảm có sẵn các giấy phép, đóng lại những con đường và điều tiết giao thông.
Quá trình cấp giấy phép cũng thay đổi từ địa phương này đến địa phương khác, nhưng cơ bản cũng tương tự như nhau.
Hoặc giấy phép cho toàn bộ một bộ phim hoặc một giấy phép đặc biệt cho phép đóng lại một số con đường, nhà sản xuất phải nắm được chính xác nơi nào và khi nào một con đường được đóng lại.
Phân tuyến lại giao thông
Sau đó thành phố hay đoàn làm phim phải tính toán các kiểu mẫu giao thông, thời điểm trong ngày và có bao nhiêu tình trạng tổn thất mà việc quay phim có thể gây ra.
Khi một giấy phép được ban hành, thông thường có một văn bản thông báo cho các doanh nghiệp và người dân địa phương có thể bị quấy rầy. Nhà làm phim cũng thường nhận được một số sự trợ giúp của cảnh sát đối với việc kiểm soát giao thông.
Vì sao lại thu hình ngoài trời?
Quay cảnh ngoài trời có một số lợi thế so với quay phim trong phim trường. Trước hết chi phí thường thấp hơn nhiều so với xây dựng các cảnh quay trong phim trường.
Ảo giác thực tế cũng có thể mạnh mẽ hơn; trong phim trường rất khó để tái tạo thế giới thực, cũng như các chi tiết kiến trúc, đồng thời sự rộng lớn của một thành phố cũng sẽ gây khó khăn đối với việc tái tạo một tour quanh phim trường.
Quay phim ngoài trời ở một địa phương đôi khi khiến người dân phải áp dụng các quy luật đi đường vòng, thay đổi hình thức lao động hoặc tạm gián đoạn các công việc.
Biện pháp “làm đông lạnh” tiền tệ cũng được áp dụng: Năm 1968, khi phim Kelly’s Heroes (Những người hùng của Kelly) được quay ở Yugoslavia, tuy người ta thu được các lợi nhuận từ việc trình chiếu phim trong nước, nhưng lại không được quyền xuất khẩu phim.
Thuận lợi và bất lợi
Có một số lý do lý giải vì sao một đoàn làm phim có thể chọn hay không chọn quay ở một địa phương. Có lúc việc thu hình một quang cảnh nội thất đem lại cho phép đoàn làm phim kiểm soát bao quát hơn về môi trường.
Ví dụ, một căn phòng có thể được tạo hình chính xác với câu chuyện, đồng thời cũng không cần thiết phải đóng lại các đường phố khi quay phim.
Thêm nữa, một địa phương được cho phép có thể có những hạn chế bất tiện. Có một cửa hàng nơi phim Clerks (tên Việt Nam: Trợ thủ đắc lực, 2004) được thu hình mở cửa suốt ngày, vì vậy đoàn làm phim chỉ có thể quay phim vào ban đêm; tình trạng gò bó này yêu cầu người ta phải đóng lại những cửa chớp nơi các cửa sổ để che giấu sự việc rằng bên ngoài trời đang tối.
Quảng bá du lịch cho địa điểm quay phim
Vị trí quay phim thường là một nơi gần với phim trường; với các phim Hollywood, khu vực này đã được phác họa trong những thỏa thuận liên kết và được gọi là khu vực trường quay. Tuy nhiên, nhiều địa điểm quay phim nằm xa phim trường, có khi còn ở đầu bên kia của thế giới.
Trong những trường hợp như vậy, đoàn làm phim có thể cung cấp những nguồn lợi phát triển kinh tế chẳng hạn như cung cấp lương thực, vận chuyển và những tiện nghi.
Khi một bộ phim trở thành hiện tượng bom tấn, điều đó có thể giới thiệu với các khán giả xem phim trên khắp thế giới về những cảnh đẹp ngoạn mục xuất hiện trên màn ảnh mà trước đó người xem chưa biết tới.
Chẳng hạn như bộ 3 tập phim Chúa Tể những chiếc nhẫn đã được thu hình ở New Zealand. Phim này đã kích thích du lịch trong một số năm hoặc thậm chí hàng mấy thập niên sau đó cho đất nước New Zealand.