Tại “Đối thoại Shangri-La” lần thứ 12 vừa diễn ra tại Singapore, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong bài diễn văn khi đề cập đến vấn đề Biển Đông đã cho rằng Trung Quốc và ASEAN cần đề cao trách nhiệm, cùng nhau củng cố lòng tin chiến lược, trước hết là thực hiện nghiêm túc Tuyên bố của các bên về cách ứng xử trên Biển Đông (DOC), đồng thời nỗ lực hơn nữa để có một Bộ quy tắc về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC).
Nhưng liệu khi nào thì COC mới trở thành hiện thực?
Mặc dù ASEAN và Trung Quốc đã thỏa thuận bắt đầu đàm phán về COC, nhưng những diễn biến trong sáu tháng đầu năm nay cho thấy tranh chấp Biển Đông tiếp tục phát triển theo chiều hướng tiêu cực, ít có triển vọng sáng sủa trong tương lai.
Khi ASEAN và Trung Quốc ký DOC năm 2002, tất cả các bên đều cam kết sẽ nỗ lực hướng tới COC chính thức trong tương lai.Nhưng mãi cho đến cuối năm 2011 Trung Quốc mới đồng ý về nguyên tắc để bắt đầu các cuộc thảo luận với ASEAN. Nhưng giữa năm 2012, Trung Quốc gây khó khăn bằng cách loan báo “thời gian chưa chín muồi” để bắt đầu các cuộc đàm phán, chủ yếu Bắc Kinh cho rằng Việt Nam và Philippines liên tục vi phạm DOC trong đó có việc Manila và Hà Nội thường xuyên chỉ trích Trung Quốc.
Là chủ tịch ASEAN năm 2013, Brunei đã đưa vấn đề COC trở thành ưu tiên trong khi đó Singapore cũng đang thúc đẩy quá trình này và Indonesia qua hình ảnh ngoại trưởng Marty Natalegawa đang hoạt động hậu trường trong nỗ lực thúc đẩy tiến trình đàm phán COC.
Nhưng theo các giới bình luận, chừng nào Trung Quốc chưa bật đèn xanh cho các cuộc đàm phán thì không thể có tiến bộ trong vấn đề này.
Hai tháng trước đây, nhân hội nghị tư vấn của các quan chức cấp cao ASEAN – Trung Quốc diễn ra tại Bắc Kinh, trong một cuộc gặp mặt các quan chức ASEAN tham dự hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị tuyên bố rằng tranh chấp Biển Đông không được làm suy yếu mối quan hệ của hai bên và Trung Quốc sẵn sàng bắt đầu đàm phán thăm dò về COC.
Ngày 11-4, các bộ trưởng ngoại giao ASEAN gặp nhau tại Brunei chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 22 vào cuối tháng, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia thông báo với báo chí rằng Trung Quốc đã đồng ý bắt đầu đàm phán về COC mặc dù chưa có sự xác nhận chính thức về phía Bắc Kinh. Ông Natalegawa tiếp tục gây sức ép lên Bắc Kinh bằng cách chỉ trích Trung Quốc đang áp dụng các biện pháp đơn phương từ đó vi phạm tinh thần của DOC mà cụ thể là tổ chức tập trận hải quân tại bãi đá James Shoal hồi tháng 3-2013 và các sự kiện khác do Trung Quốc gây nên trên Biển Đông.
Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần 22, Brunei đã sử dụng kinh nghiệm ngoại giao quan trọng nhằm đảm bảo sự đồng thuận về vấn đề Biển Đông, không để lặp lại sự thất bại như trong hội nghị hồi tháng 7-1012 khi nước chủ nhà Campuchia chịu sự tác động của Trung Quốc không cho ra được một bản thông cáo chung.
Mặc dù phần lớn nội dung bản tuyên bố của Chủ tịch ASEAN đã được chuẩn bị sẵn và không có điều gì mới, nhưng lại lưu ý lãnh đạo các nước phải giao nhiệm vụ cho các bộ trưởng của họ tiếp tục phối hợp với Trung Quốc để sớm ký kết với Trung Quốc một COC trên cơ sở đồng thuận.
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Rosario cho biết tranh chấp Biển Đông là chủ đề chính trong cuộc thảo luận và ASEAN đã có sự đoàn kết cần thiết để thuyết phục Trung Quốc tham gia đàm phán COC.
Sau hội nghị thượng đỉnh vài tuần, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đến Indonesia, Thái Lan, Singapore và Brunei trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong vai trò này và khẳng định Trung Quốc đồng ý thảo luận việc thúc đẩy các thủ tục COC trong khuôn khổ của nhóm làm việc chung (JWG) về thực hiện DOC.
Ngoài ra theo một thông cáo báo chí được công bố tại Brunei ngày 5-5, hai bên đạt được thỏa thuận về thúc đẩy tiến bộ về COC, thành lập “Nhóm chuyên gia Những người Xuất sắc nhất (gọi tắt là EPEG) để tham gia công việc của JWG.
Tuy điều này không thể khẳng định thái độ thiện chí của Trung Quốc về COC nhưng ít nhất cũng là một sự tiến bộ trong quá trình đầy gay go của thỏa thuận này. Các nhà bình luận cho rằng có thể Trung Quốc muốn tỏ ra thay đổi quan điểm để giảm bớt áp lực của các nước ASEAN để Bắc Kinh tập trung nỗ lực cho tranh chấp với Nhật Bản về đảo Senkaku/ Điếu Ngư mà Trung Quốc cho là nghiêm trọng và cấp bách hơn tranh chấp ở Biển Đông.
Hải quân Việt Nam tuần tra trên đảo Trường Sa
Mới đây vào ngày 29-5, đàm phán về COC đã diễn ra tại Bangkok nhưng các quan chức ASEAN và Trung Quốc vẫn đạt được rất ít tiến bộ trong việc quyết định vai trò hoặc thành phần của EPEG, nghĩa là bước tiên khởi trong quá trình dài hứa hẹn nhiều chông gai của COC vẫn là con số không.
Hai bên đã đồng ý sẽ tiếp tục bàn thảo vấn đề này trong cuộc họp giữa bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN và Trung Quốc.Sẽ là không thực tế nếu ai hy vọng COC sẽ được ký tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Trung Quốc vào tháng 10 tới đây.
Lập trường khác biệt, đàm phán COC chậm chạp và cạnh tranh khai thác tài nguyên biển… đang khiến cho tranh chấp ở Biển Đông có nguy cơ biến thành xung đột.
Từ tháng 1 đến tháng 5-2013, diễn biến ở Biển Đông tiếp tục theo hướng tiêu cực, mặc dù Liên Hiệp Quốc đã bổ nhiệm một hội đồng trọng tài để xem xét đơn kiện của Philippines về yêu sách bành trướng của Trung Quốc.
Tàu hải giám Trung Quốc trên Biển Đông
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản ứng với sự kiện này bằng một tuyên bố cho rằng Philippines khởi kiện là “sai lầm” và vi phạm Tuyên bố ASEAN – Trung Quốc năm 2002 về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Việc Trung Quốc bác đơn kiện của Philippines đã khiến cho các chuyên gia pháp lý cảm thấy thất vọng, cho rằng khi từ chối tham gia quá trình tố tụng, Trung Quốc đã tự bộc lộ là một kẻ bắt nạt và vi phạm luật pháp quốc tế.
Người dân Philippines biểu tình phản đối việc Trung Quốc xâm chiếm lãnh hải
Bất chấp việc Trung Quốc vắng mặt, vụ kiện này sẽ vẫn tiếp tục. Trong tháng 3-2013, Chủ tịch Tòa án Quốc tế về Luật Biển, Shunji Yanai, đã bổ nhiệm các vị thẩm phán còn lại của Tòa án trọng tài UNCLOS bao gồm năm người, trong đó có một đại diện cho Trung Quốc. Sau khi được triệu tập, Tòa án trọng tài UNCLOS sẽ quyết định vụ kiện này có nằm trong thẩm quyền của tòa hay không.
Một quyết định về vấn đề này có thể đạt được vào đầu tháng Bảy.Nếu Tòa án trọng tài UNCLOS quyết định rằng tòa có thẩm quyền, vụ xét xử này có thể kéo dài vài năm trước khi tòa án đưa ra phán quyết cuối cùng.Các phán quyết của Tòa án trọng tài UNCLOS đều có tính ràng buộc, nhưng lại không có hiệu lực thi hành.
Tuy nhiên, nếu Tòa án trọng tài UNCLOS phán quyết rằng tuyên bố quyền chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là không phù hợp với UNCLOS, đây sẽ là một chiến thắng pháp lý và đạo đức của Philippines và sẽ gây sức ép buộc Trung Quốc làm rõ các căn cứ để tuyên bố chủ quyền. Tất nhiên Bắc Kinh sẽ không chấp nhận phán quyết này vì trước đó, Trung Quốc đã quyết định không tham gia hầu kiện.
[note color=”#cbc9c2″]Các nước phải nghĩ đến một văn kiện tiến xa hơn DOC là vì DOC có rất nhiều hạn chế. Có thể nêu ra ba hạn chế lớn nhất của DOC
- 1- Phạm vi áp dụng của DOC không rõ ràng. Văn bản này không phân định rõ vùng tranh chấp và vùng không tranh chấp. Do vậy, khi có một sự kiện xảy ra thì có nước nói rằng đó là vùng không tranh chấp và không chịu sự điều chỉnh của DOC, trong khi các nước khác thì cho rằng sự kiện đó thuộc phạm vi điều chỉnh của DOC.
- 2- Các quy định của DOC không rõ ràng và thiếu cụ thể. Do vậy, việc giải thích dễ dẫn đến sự tùy tiện tùy theo mục đích của mỗi bên.
- 3- Điểm quan trọng nhất là DOC hiện tại không có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý.
Từ những hạn chế nêu trên, bản Hướng dẫn thực thi DOC đã được ký kết vào ngày 21-7-2011 tại Bali -Indonesiagiữa ASEAN và Trung Quốc.
Tuy nhiên, bản hướng dẫn này cũng không khắc phục được nhiều những hạn chế của DOC. Đó là lý do tại sao các nước liên quan đang hướng đến việc ký kết COC.
[/note]Viết Đỉnh