Tuy nhiên, chỉ cần một chút lưu ý và một chút kiến thức về các quy định cũng như cách thức, quy trình làm việc của các bộ phận tại các sân bay thì chắc chắn chúng ta sẽ tránh khỏi những tình cảnh khó chịu đó. Trong một phạm vi nhất định, bài viết sẽ lần lượt giới thiệu đến bạn đọc những gợi ý hữu dụng để giúp cho những chuyến bay luôn suôn sẻ, cũng như hạn chế những rủi ro tiềm ẩn.
Phần 1: Thất lạc hành lý ký gửi – cách phòng tránh và xử lý sự cố
Một trong những sự cố mà hành khách hay gặp phải và nó cũng gây phiền toái nhiều nhất chính là việc thất lạc, hoặc bị mất hành lý sau chuyến bay. Để tránh tình trạng này, bạn cần chú ý từ khâu đóng gói đến khâu thực hiện thủ tục ký gửi tại sân bay. Một số gợi ý sau đây có thể giúp bạn tránh được những rủi ro đối với hành lý ký gửi khi thực hiện chuyến bay:
[dropcap style=”1″ size=”3″]1[/dropcap]Hãy viết đầy đủ thông tin cá nhân và đính nó bên ngoài lẫn bên trong túi hành lý của bạn. Nội dung thông tin có thể bao gồm: tên, số hiệu chuyến bay, lộ trình, địa chỉ tại điểm khởi hành và tại điểm đến, số điện thoại, địa chỉ email, Facebook hay bất kỳ địa chỉ nào khác mà dễ liên lạc với bạn nhất,… Điều này vừa giúp bạn xác định được túi hành lý của mình giữa hàng trăm cái có hình dáng tương tự khác, vừa giúp bạn có thể nhanh chóng nhận lại hành lý nếu lỡ có khách nào đó lấy nhầm.
[dropcap style=”1″ size=”3″]2[/dropcap]Hãy chụp hình những túi hành lý bằng điện thoại di động hay máy ảnh trước khi làm thủ tục ký gửi. Những bức hình này sẽ rất hữu ích khi bạn thông báo với hãng hàng không về việc hành lý của bạn bị thất lạc hoặc bị bể, vỡ trong quá trình vận chuyển.
[dropcap style=”1″ size=”3″]3[/dropcap]Hãy cột quanh túi hành lý của bạn một dãy ruy băng màu phản quang để dễ phân biệt khi nhận lại hành lý tại băng chuyền sau chuyến bay.
[dropcap style=”1″ size=”3″]4[/dropcap]Một số hãng hàng không có dịch vụư u tiên hành lý ký gửi, cũng giống như dịch vụ ưu tiên làm thủ tục trước chuyến bay, nếu bạn không phải là hành khách thuộc các khoang hạng nhất hay thương gia, nhưng không muốn phải mất quá nhiều thời gian tại băng chuyền chờ nhận hành lý sau chuyến bay thì hãy tốn ít chi phí cho dịch vụ này.
[dropcap style=”1″ size=”3″]5[/dropcap]Những vật dụng có giá trị như tiền mặt hoặc các loại giấy tờ khác liên quan đến tiền, nữ trang, đồ điện tử… không được bỏ vào hành lý ký gửi để tránh việc bị đánh cắp hoặc khi thất lạc sẽ khó khai báo với sân bay hoặc hãng hàng không.
[dropcap style=”1″ size=”3″]6[/dropcap]Hãy ghi lại danh sách những vật dụng có trong hành lý của bạn, nghe có vẻ quá tỉ mỉ nhưng sẽ rất hữu ích khi làm thủ tục bồi thường với hãng hàng không hay nhà bảo hiểm nếu sự cố xảy ra.
[dropcap style=”1″ size=”3″]7[/dropcap]Hầu hết các trường hợp bị thất lạc hay chậm trễ hành lý thường xảy ra với những hành khách làm thủ tục vào giờ chót hay có thời gian nối chuyến quá ngắn. Vì vậy, nếu có thể, nên hạn chế các tình huống này.
[dropcap style=”1″ size=”3″]8[/dropcap]Khi làm thủ tục ký gửi tại quầy, bạn cũng nên dành chút thời gian quan sát thao tác của nhân viên thủ tục để xác định họ đã gắn thẻ nhận dạng hành lý chính xác về điểm đến lên hành lý của bạn và cũng đừng quên nhận đủ phần cuống thẻ cho mỗi túi hành lý của mình.
[dropcap style=”1″ size=”3″]9[/dropcap]Đối với chuyến bay có dừng quá cảnh tại một sân bay và hành khách phải rời máy bay để làm thủ tục lại (kể cả có thay đổi hoặc không thay đổi máy bay), bạn phải lấy thông tin thật rõ ràng về hành trình bay của bạn và của hành lý ký gửi tại quầy thủ tục trước chuyến bay. Những thông tin này nên được ghi lại bởi bạn hay nhân viên hàng không. Chú ý, đừng vội chấp nhận những thông tin chưa chính xác, chưa rõ ràng, đồng thời bạn cũng cần lưu lại số điện thoại của cá nhân hoặc bộ phận chuyên trách xử lý tình huống khách hàng của hãng hàng không (nếu có thể có được số điện thoại di động càng tốt).
[dropcap style=”1″ size=”3″]10[/dropcap]Sau khi nhận được hành lý tại điểm đến, đa phần hành khách thường nhanh chóng rời khỏi sân bay mà không hề kiểm tra lại hành lý của mình. Sự cố mất mát hoặc hư hỏng chỉ được phát hiện khi đã ở nhà hoặc khách sạn và như thế là đồng nghĩa hãng hàng không sẽ không chịu bất kỳ một trách nhiệm đền bù nào đối với hành lý mất mát, hư hỏng của bạn; ngoại trừ bạn có thể chứng minh được lỗi do hãng hàng không gây ra. Hãy dành vài phút để kiểm tra bên trong hay quan sát sự bất thường bên ngoài túi hành lý trước khi rời khỏi nhà ga sân bay nhé.
Dù không mong muốn nhưng đôi khi bạn cũng có thể bị rơi vào tình huống đứng trước băng chuyền chờ nhận hành lý của mình nhưng mãi không thấy nó xuất hiện. Những hành động tức giận hay nôn nóng đôi khi làm cho bạn càng rơi vào tình trạng tồi tệ hơn. Một vài lời khuyên giúp bạn vượt qua tình huống này một cách nhẹ nhàng và hiệu quả:
• Nếu hành lý của bạn bị chậm đến: cứ yên tâm bởi nó sẽ xuất hiện sau đó vài giờ. Hãy liên hệ với nhân viên hãng hàng không để xác nhận rằng hành lý của bạn chắc chắn có mặt trên chuyến bay nào đó, và bao lâu thì bạn có thể nhận lại hành lý.
• Nếu hành lý của bạn được xác định bị thất lạc: phải biết rằng bạn có một số quyền nhất định liên quan đến hành lý ký gửi đối với hãng hàng không, vì vậy phải yêu cầu bộ phận chuyên trách tại sân bay (Lost and Found Department) cung cấp những loại giấy tờ cần thiết cho việc khai báo sự cố để đảm bảo quyền lợi của bạn phải được thực hiện bởi hãng hàng không hay công ty bảo hiểm. Vì vậy bạn hãy lưu ý một số điểm sau đây khi xử lý sự cố thất lạc hành lý sau chuyến bay:
1. Đừng rời khỏi sân bay trước khi hoàn tất hết các loại thủ tục giấy tờ có liên quan đến sự cố.
2. Đừng la hét với nhân viên hàng không bởi họ không phải là người phải chịu trách nhiệm về sự cố thất lạc hành lý của bạn, đồng thời việc nóng giận sẽ làm cản trở sự cung cấp thông tin một cách chính xác và rõ ràng, gây phức tạp thêm tình huống.
3. Đừng bao giờ nói: “Tôi có nhiều đồ quý giá trong hành lý ký gửi”, điều đó là vô ích bởi hãng hàng không sẽ không chịu trách nhiệm đền bù cho những vật quý giá để trong hành lý ký gửi, điều đã được khuyến cáo trước cho hành khách.
4. Cũng đừng tự khai: “Tôi không biết trong hành lý mình có gì”, phải cố gắng nhớ lại và liệt kê chi tiết nếu bạn không muốn mình bị thiệt thòi.
5. Đừng nản chí, bỏ luôn hành lý: thậm chí khi đã nhận được sự bồi thường từ hãng hàng không hay công ty bảo hiểm thì bạn cũng đừng nên bỏ luôn, không quan tâm đến hành lý của mình bởi vì rất có thể còn nhiều thứ khác quan trọng trong hành lý mà bạn tạm thời không nhớ đến. Vì vậy hãy cung cấp số điện thoại, địa chỉ và liên lạc thường xuyên với hãng hàng không để thông tin sẽ đến với bạn ngay khi hành lý được tìm thấy.
H.K
(Xin mời đón đọc phần tiếp theo vào số báo tới, chúng tôi sẽ đề cập đến những điểm cần lưu ý để tránh những rắc rối về an ninh tại sân bay).