Trung bình cứ mỗi 3 tiếng là lại có một chuyến bay của Liên minh châu Âu bị quấy rầy bởi hành vi “bất trị” từ hành khách, thậm chí dẫn đến việc các phi cơ phải tiến hành hạ cánh khẩn cấp mỗi tháng một lần.
Bộ luật bây giờ chỉ cho phép những hành vi sai trái trên máy bay được xử lý bởi chính bang nơi hãng bay đó đăng ký. Như vậy khi hạ cánh, phần lớn hành khách sẽ được tự do đi tiếp.
Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) đang tìm cách giới thiệu luật lệ mới để các chính quyền có thể xử lý những hành vi sai trái này một cách hiệu quả hơn.
Trung bình cứ được 3 tiếng là một chuyến bay của Liên minh châu Âu sẽ bị quấy rầy bởi những hành vi không lịch sự của một hành khách.
Cơ quan An toàn Hàng không châu Âu (EASA) chia sẻ “Vì những tình huống như thế này mà cứ mỗi tháng sẽ có ít nhất một lần các máy bay bị ép phải hạ cánh khẩn cấp”.
Số lượng các vụ việc của những hành khách “bất trị” này đã tăng lên tới 34% vào năm 2018.
Dù những hành khách bất trị và khó chịu này chỉ chiếm số nhỏ trong tất cả, hậu quả từ hành vi của họ rất nghiêm trọng.
“Cứ mỗi 3 tiếng sẽ có một mối đe dọa tới sự an toàn của bạn từ những hành khách bất trị”, là một thông báo xuất hiện trong phần mở đầu của chiến dịch “Not On My Flight” của EASA. Chiến dịch này cho thấy những vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến các phi đoàn, mà cả các hành khách nữa.
Theo dữ liệu của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) năm 2017, thì trung bình trong 1.053 chuyến bay khắp trái đất sẽ có một vụ việc liên quan đến vấn đề này.
Hiệp hội cũng chia sẻ rằng loại hành vi này đang trở nên càng phổ biến – năm 2016, trung bình cứ 1.424 chuyến bay sẽ có một vụ việc tương tự.
IATA đồng thời nhấn mạnh rằng họ không có đủ dữ liệu từ tất cả các hãng bay trên thế giới, nên quy mô này thực tế có thể lớn hơn rất nhiều. 8.731 vụ việc đã được khai báo vào năm 2017.
IATA có hẳn một danh sách cho những hành vi họ xem là không thể chấp nhận được. Chúng được chia làm bốn cấp độ riêng biệt:
- Hung hăng bằng lời nói và không hợp tác với những điều luật giữ an toàn cho hành khách, bao gồm việc hút thuốc trong toilet của máy bay.
- Châm chọc, thúc đẩy, khạc nhổ, những hành vi khó coi, phá hoại thiết bị của máy bay.
- Những hành vi gây nguy hiểm đến tính mạng, trong đó bao gồm việc trưng bày hay sử dụng vũ khí với ý định đe dọa hay hãm hại.
- Gây trở ngại hay nguy hiểm đến sự an toàn của buồng lái (không quan trọng là cố ý hay không), những hành vi phá hoại, những lời đe dọa chiếm lấy máy bay một cách bất hợp pháp.
86% hành vi sai trái của các hành khách rơi vào hạng mục “vi phạm” cấp độ 1 và ba hiện tượng thường thấy nhất gồm có không chấp hành các điều luật an toàn (49%), rơi vào tình trạng say rượu (27%) và không nhận ra hút thuốc lá là hành vi bị cấm (24%).
Thực tế là trừng phạt một hành khách cư xử không đúng mực là một chuyện không dễ dàng, nhưng các hãng hàng không đang tìm cách thay đổi điều đó.
Theo một khảo sát với 2.500 người tham gia, 1 trong 3 hành khách đã chứng kiến những hành động vi phạm luật lệ từ những hành khách khác và 80% trong đó cảm thấy “những người vi phạm” nên bị trừng trị theo pháp luật hình sự.
Tuy nhiên, Hiệp hội Buồng lái châu Âu (ECA) – một tổ chức đại diện cho các phi công châu Âu – chia sẻ rằng tất cả luật lệ bây giờ là dựa trên bộ luật Tokyo Convention, được viết cách đây 50 năm về trước.
Trong văn bản yêu cầu sự thay đổi của IATA có ghi “Bộ luật rõ ràng là không có hiệu quả, vì nó giới hạn việc trừng phạt những hành vi sai trái theo luật pháp cho chính bang của hãng bay đó.
Tức có nghĩa là sau khi hạ cánh, các quản lý hãng bay sẽ giao những hành khách đã vi phạm cho những chính quyền không có quyền hạn trừng phạt họ.
Kết quả là hầu như lúc nào những hành khách đó cũng sẽ được thả và có thể đi tiếp mà không phải hứng chịu hậu quả gì và có khả năng sẽ tiếp tục tái phạm trên những chuyến bay tiếp.
IATA muốn hành động trên cả hai phương diện: ngăn chặn và cản trở. Bộ luật cho việc cản trở sẽ được bao gồm trong Nghị Định Thư năm 2014.
Điều này sẽ cho phép các bang quyền xử lý những hành khách vi phạm bất kể hãng bay đó được đăng ký ở quốc gia nào đi nữa.
Để có thể triển khai, 22 quốc gia cần phải ủng hộ nó và tới cuối năm 2018, đã có 17 nước chấp thuận.