Đã có rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái, và các nhà nghiên cứu luôn kiên trì tìm tòi xem các bậc phụ huynh có thể – hoặc không nên – làm những gì để giúp con trẻ lớn tốt.
Phụ huynh nào cũng muốn con mình thành công, nhưng ta hãy nói thật lòng – nuôi con khôn lớn là một chặng đường dài, khó khăn và dẫu ý định của bạn có tốt đến thế nào đi chăng nữa, bạn sẽ không bao giờ có thể giỏi hoàn toàn được đâu. May mắn thay, mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái là một lĩnh vực được nghiên cứu kỹ càng và các nhà nghiên cứu luôn kiên trì tìm tòi xem các bậc phụ huynh có thể – hoặc không nên – làm những gì để giúp con trẻ lớn tốt. Sau đây là 4 thói quen dạy con phổ biến đã được các chuyên gia cho rằng sẽ có hậu quả lâu dài cho trẻ trong tương lai.
Cho con ăn nhiều
Những người thừa cân rất khó có việc làm. Xã hội gắn cho họ cái mác “lười biếng” vì định kiến. Và họ sẽ có ít cơ hội nắm giữ những vị trí lãnh đạo. Bố mẹ vai trò rất lớn trong việc con cái của họ có một cơ thể khỏe mạnh hay không. Các nhà nghiên cứu ở Penn State đã cung cấp bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ cho 46 đứa trẻ từ 3 tới 5 tuổi trong hai chuỗi ngày khác nhau – mỗi chuỗi kéo dài 5 ngày.
Vào chuỗi ngày đầu tiên, họ cung cấp cho những đứa trẻ phần ăn cơ bản nhất. Sau đó tới chuỗi ngày thứ hai, họ tăng khẩu phần lên thêm 50%. Bọn trẻ sẽ được ăn theo tùy ý muốn, và lượng đồ ăn thừa sẽ được ghi lại. Kết quả cho thấy vào chuỗi ngày thứ hai – khoảng thời gian khẩu phần được tăng lên, trung bình lượng đồ ăn được tiêu thụ thêm là 16%, đồng nghĩa với lượng calorie đã tăng lên thêm 18%.
Bảo vệ chúng khỏi những tình huống khó khăn
70% trẻ em bị mắc bệnh lo âu có bố mẹ tham gia vào một thí nghiệm ở đại học Yale được nói rằng đã không còn bệnh lo âu sau khi thí nghiệm kết thúc. Các bậc phụ huynh – không phải con trẻ mắc bệnh lo âu của họ – đã được cho vào trị liệu, nơi họ học được các kỹ năng thúc đẩy con cái đối mặt với nỗi sợ thay vì che chắn cho chúng.
Các bậc phụ huynh này được học cách khiến cho con trẻ cảm thấy được lắng nghe, cách nói lời động viên để giúp chúng tự tin hơn và khuyên nhủ chúng rằng chúng có thể tự đánh bại sự lo âu của mình, chứ không cần phải có người cứu giúp.
La mắng
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng về mặt tâm lý, chuyện la mắng rất giống với việc đánh con, và sẽ làm tăng khả năng chúng bị mắc các bệnh lo âu, căng thẳng, trầm cảm, và trở nên khó trị. Alan Kazdin, một giáo sư tâm lý học và tâm lý trẻ em ở Yale, đề xuất một phương thức khác tên là ABC, viết tắt cho antecedents, behaviors và consequences (tạm dịch: tiền đề, hành vi và hậu quả).
Đối với phương thức này, bạn phải nói cho con trẻ biết trước rằng bạn muốn chúng làm những gì, rồi làm mẫu để chúng noi theo. Khi bọn trẻ tuân theo lời bạn, bạn cần dành cho chúng những lời khen ngợi – kể cả tặng cho con mình một cái ôm hay chạm vai đầy tình cảm. Chuyên viên podcast về việc dạy con, Stephen Marche, giải thích trong tờ New York Times như sau:
Phương pháp khen thưởng ABC là một kỹ thuật vô cùng đặc biệt. Bạn phải cực kỳ cởi mở, có nghĩa là bạn có thể cười ngớ ngẩn với hai tay vẫy vẫy trên trời. Sau đó bạn còn phải khen chúng với một giọng nói cực kỳ vui tươi. Giai đoạn thứ ba là bạn phải chạm vào đứa bé và khen thưởng chúng mà không dùng lời nói. Sự vô tư đó là một nguyên tố, chứ không phải là nhược điểm. Nó sẽ giúp đứa trẻ nhận ra chúng được khen khi cư xử tốt.
Phương thức này rất hợp lý, và ai cũng thấy được như vậy khả năng con trẻ hành xử đúng mực như mình mong muốn sẽ được tăng lên rất nhiều. Nhưng phương thức này đòi hỏi việc suy nghĩ trước, và bạn phải thật sự cố gắng làm sao để không phản ứng tiêu cực khi bọn trẻ không vâng lời.
Đọc sách điện tử với con trẻ
Đọc sách cho con cái sẽ giúp chúng phát triển khả năng ngôn ngữ, khả năng đọc và gắn bó với bố mẹ, nhưng không phải sách nào cũng như nhau. Các nhà nghiên cứu từ bệnh viện nhi đồng C.S Mott của đại học Michigan đã rút ra được kết luận khi đọc sách in, bố mẹ và con cái sẽ nói chuyện nhiều hơn và có những tương tác chất lượng hơn so với khi đọc sách điện tử. Họ đã nghiên cứu 37 cặp phụ huynh cùng với những đứa con từ 2 tới 3 tuổi của họ trong một phòng khách giả – nơi họ đọc nhiều loại sách khác nhau như sách in, sách điện tử thông thường hay sách điện tử hiện đại, với những chức năng bổ sung như âm thanh.
So với hai loại sách còn lại, các bậc phụ huynh thường đặt ra những câu hỏi mở rộng cho con cái hơn khi đọc sách in. Có vẻ như việc nhấp, quẹt màn hình và trò chuyện về thiết bị lại là một sự phân tán, kéo con trẻ ra xa khỏi cuốn sách.