Việc một đất nước với 85% dân sốtheo đạo Phật – tôn giáo của hòa bình – nổi tiếng với chiến tranh liên miên, là một sự cay nghiệt của lịch sử. Người Miến chiếm đa số với 60% dân số cùng đội ngũ công chức và quân đội kể từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II đã tham gia một chiến dịch thanh trừng sắc tộc chống lại 134 sắc tộc thiểu số khác ở Myanmar trong một thảm kịch thời hiện đại. Chiến dịch thanh trừng sắc tộc vẫn đang tiếp tục diễn ra tại nhiều ngôi làng tới tận ngày nay, ngay cả khi Myanmar chuyển sang dân chủ, mở cửa đất nước với thế giới.
Nằm giữa Trung Quốc, Thái Lan và Ấn Độ, khu vực trung tâm của Myanmar trải dài theo thung lũng Irrawaddy, quê hương của người Miến chiếm đa sốở nước này. Ở phía đông là dãy núi Shan, do người Shan chi phối. Đây là những người theo đạo Phật và là tộc người lớn thứ hai ở Myanmar. Ở phía bắc và tây bắc là những dãy núi nằm trải dài tới dãy Himalaya, chủ yếu do các tộc người như Chin và Kachin chi phối. Đây là các tộc người có phần lớn dân sốtheo đạo Cơ đốc. Ở vùng núi phía tây có lẽ là những người thiểu số bị ngược đãi nhất, người Hồi giáo Rohingya.Ở phía nam và đông nam là khu vực đồi núi chạy tới Thái Lan, chủ yếu là người Karen sinh sống. Thành phần tôn giáo của người Karen là sựpha trộn giữa đạo Cơ đốc và đạo Phật.
Người ta nói rằng các dân tộc thiểu số chiếm khoảng một nửa diện tích đất của Myanmar và chiếm gần một nửa tổng số dân nước này. Khu vực của các dân tộc thiểu số cũng có tất cả các tuyến đường thương mại quốc tế trên bộ của Myanmar, hầu hết các tuyến biên giới và gần như toàn bộ các nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước này, như đồng, bạc, gỗ quý và các khoáng sản quý. Đó là nơi bắt đầu những rắc rối.
Điều gây đau khổ cho Myanmar không chỉ là bản thân các vấn đề chính trị và nhân quyền, mà là sự kiểm soát đất đai và những lợi ích từ đất đai.Đó là sự kiểm soát các vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên của tổ tiên các dân tộc thiểu số và hiện đang không thể cùng khai thác hay chia sẻ sự thịnh vượng.
Một doanh nhân có tiếng tại Myanmar nói: “Cuối cùng, đó là các quyền lợi kinh tế. Các sắc tộc bao giờ cũng cảm thấy họ không có gì cả và chính phủ cần phải cho họ một số thứ”. Một doanh nhân khác nói: “Và cần phải nhớ rằng vấn đềở đây là tình trạng thiếu dân chủ bởi vì chúng ta đã có một hệ thống khác trong 49 năm”.
Hầu hết các nhóm sắc tộc đã tuyên chiến và giao tranh đã diễn ra liên tục kể từ khi đó. Những hành động quân sự hung bạo ở sâu trong các khu rừng đã khiến hơn một triệu người dân bị mất nhà cửa, trong khi các nhóm sắc tộc không thể dạy hoặc nói những ngôn ngữ riêng của họ ở các trường học của chính quyền. Thân phận của các nhóm sắc tộc đã ký những thỏa thuận ngừng bắn với chính phủ hiện vẫn chưa được giải quyết, trong khi quân đội Myanmar vẫn tiếp tục các hành động ngược đãi tôn giáo với các nhóm sắc tộc thiểu số, cưỡng bức lao động, cướp bóc đất đai của họ và gây ra nhiều điều tồi tệ.
Vào tháng 11-2012, quân đội Myanmar (chủ yếu là người Miến) vẫn tham gia các cuộc giao tranh dữ dội với phiến quân Kachin ở vùng cực bắc nước này, phá vỡ lệnh ngừng bắn 17 năm giữa hai bên. Như xát muối vào vết thương, quân đội Myanmar lại tấn công người Kachin Cơ Đốc giáo vào dịp lễ Giáng sinh.Vấn đề thực sự, như lời của một quan chức Liên minh châu Âu, là “ngọc bích, thứ mà người Kachin có, quân đội Myanmar muốn chiếm và người Trung Quốc muốn mua”.
Nhà báo Bertil Linter viết: “Những chiến dịch quân sựleo thang đã phát đi một tín hiệu cứng rắn đối với những đội quân của các sắc tộc thiểu số tham gia thỏa thuận ngừng bắn với chính phủ, những người nói rằng họ cảm thấy bị đe dọa”.
Một quan chức Liên Hiệp Quốc nói: “Có lẽ, để có thể có một nền dân chủ với tám cuộc nội chiến đang cùng diễn ra, Tổng thống Myanmar Thein Sein biết rằng ông phải thực hiện hòa bình với các nhóm sắc tộc”. Điều này có lẽ cũng hợp lý. Với việc cộng đồng quốc tế đang ngày càng chú ý đến Myanmar khi nước này chuẩn bị giữ chức Chủ tịch luân phiên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tình trạng nội chiến đang tiếp diễn sẽ là một trở ngại mà Myanmar không muốn vấp phải và các nước ASEAN có lẽ cũng không ủng hộ. Tuy nhiên, có một trở ngại lớn trên con đường tiến tới hòa bình.
Bản Hiến pháp được thông qua năm 2008 là một văn kiện bị các nhóm sắc tộc thiểu số nguyền rủa bởi vì nó cho phép chính quyền trung ương kiểm soát các vùng đất của các sắc tộc – đây là điều khó có thể thay đổi được, vì bất kỳ thay đổi nào cũng cần phải có hơn 75% số phiếu ủng hộ của Quốc hội, trong khi quân đội đương nhiên được trao 25% số ghế Quốc hội. Một quan chức người Karen đã tuyên bố: “Nếu như Hiến pháp không được thay đổi, người Karen sẽ không tham gia cuộc bầu cử tổng thống năm 2015 mà các sắc tộc thiểu số đã nhất trí”.
T.L tổng hợp