Quân nổi dậy Karen thuộc nhiều nhóm sắc tộc, mà các chính phủMyanmartrước đây vẫn coi là phiến quân, đã chiến đấu giành độc lập suốt hơn 60 năm qua. Hàng ngàn người dânMyanmarđã phải sơ tán trong nhiều thập niên để tránh các cuộc giao tranh giữa hai bên, nhiều người trong số đó đã trú ngụ tại các trại tị nạn bên kia biên giới thuộc Thái Lan.
Tổng thống Thein Sein (trái) bắt tay với các thành viên Karen
Nhiều quốc gia phương Tây áp đặt trừng phạt lên chính phủ quân sự trước đây nay đang hối thúc chính phủ dân sự được quân đội hậu thuẫn hãy chấm dứt các xung đột sắc tộc khác nhau của họ.
Tháng trước, một trong các lãnh đạo của nhóm quân nổi dậy Karen đã được chính quyền Myanmar trao trả tự do, sau khi bị kết án 20 năm tù vì tội phản quốc.
Các cuộc đàm phán mới nhất là một phần trong chuyển động mạnh của chính quyền nhằm thực hiện các giao ước với các nhóm ly khai trong nước, qua đó Chính phủ đã ký một số thỏa thuận ngừng bắn tạm thời.
Sau nhiều thập niên cai trị quân sự khắc nghiệt, các tướng lĩnh đã bàn giao quyền lực cho một chính quyền dân sự do ông Thein Sein đứng đầu vào tháng 3-2011. Chính phủ mới đã thực hiện nhiều cải cách chính trị.
• Một thông tin được nhiều người quan tâm, ngày 3-4, Ủy ban Bầu cử Liên bang Myanmar đã chính thức công bố kết quả cuối cùng cuộc bầu cử quốc hội bổ sung. Theo đó, Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi đã giành chiến thắng lớn với 43 ghế (trong số 45 ghế được bầu bổ sung) gồm 37 ghế Hạ viện, bốn ghế Thượng viện và bốn ghế đại biểu khu vực hoặc bang. Hai ghế còn lại ở Thượng viện thuộc về Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP) cầm quyền và Đảng Dân chủ Dân tộc Shan (SNDP).
Tuy nhiên, dù NLD giành được gần như toàn bộ số ghế trong cuộc bầu cử bổ sung, USDP hiện vẫn chiếm đa số với khoảng 80% số ghế trong quốc hộiMyanmar.
Đây là cuộc bầu cử đầu tiên kể từ khi chính phủ dân sự nhậm chức, giới truyền thông và quan sát viên quốc tế được tiếp cận ở mức độ cao nhất với hơn 100 nhà báo nước ngoài được cho phép đưa tin về cuộc bầu cử.
Cuộc bầu cử lần này diễn ra vài tháng sau khi chính phủMyanmartiến hành hàng loạt cải cách về chính trị xã hội. Những tù nhân chính trị được trả tự do, kiểm soát báo chí được nới lỏng, đặc biệt là bà Suu Kyi và đảng NLD được thuyết phục quay trở lại chính trường. Bà Suu Kyi, 66 tuổi, từng đoạt giải Nobel hòa bình, đã bị chính quyền quân sự cấm hoạt động chính trị kể từ năm 1990 sau khi đảng NLD của bà giành thắng lợi vang dội trong cuộc tổng tuyển cử nhưng không được công nhận kết quả.
Ngay sau khi có kết quả bầu cử lần này, Mỹ cho biết sẽ nới lỏng cấm vận và nhanh chóng bổ nhiệm một đại sứ đến Myanmar. Tuyên bố trên được Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đưa ra. Hãng tin AFP dẫn lời bà Hillary Clinton cho biết đây là bước đầu của một tiến trình nhằm nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với các dịch vụ tài chính và đầu tư vàoMyanmar. Động thái của Mỹ nằm trong khuôn khổ “một nỗ lực rộng lớn hơn để thúc đẩy hiện đại hóa kinh tế và cải cách chính trị” ởMyanmar.
Sự thay đổi ởMyanmardự báo sẽ tác động đến toàn châu Á.
T.N