Ngày 6-12, kết quả của một cuộc nghiên cứu đã “giải thoát” khoản nợ năng lượng bấy lâu của trái đất, đó là từ nay đến năm 2018, pin mặt trời sản sinh năng lượng sạch sẽ “vá – lấp đầy lỗ thủng” tầng ozon ở Nam cực do hiệu ứng nhà kính gây nên. Theo Tổ chức Khí hậu thế giới (OMM), lỗ thủng tầng ozon năm 2005 đã rộng tới 26 triệu cây số vuông, ngang với diện tích Bắc Mỹ. Mà tầng ozon là lá chắn ngăn chặn tia cực tím mặt trời – tác nhân gây ung thư.
Nghiên cứu đó còn khẳng định là sang năm 2017, pin mặt trời cũng sẽ trang trải đầy đủ năng lượng tiêu hao để sản xuất ra chúng. Theo tính toán của các chuyên gia Hà Lan, không phải đợi đến sang năm mà ngay từ năm 2011, pin mặt trời đã đạt được điểm cân bằng giữa phí năng lượng sản xuất và lợi ích thu được. Hơn nữa, từ nay, nhằm tăng gấp đôi công suất một trạm năng lượng tái tạo, năng lượng cần thiết để sản xuất pin mặt trời cho nó giảm 12 – 13%, giảm khí nhà kính 17 – 24%. Tuổi thọ trung bình một trạm năng lượng mặt trời là 30 năm, như vậy điện năng nó tạo ra gấp bao nhiêu lần năng lượng tiêu hao để sản xuất pin mặt trời ấy. Bởi thế trung bình hằng năm, năng lượng mặt trời tăng tới 45%. Năm 2015 công suất năng lượng mặt trời đã là 230 tỉ watt. Sự bùng nổ này lại gây ra nỗi lo là việc sản xuất quá nhiều pin mặt trời có khi “lợi bất cập hại”, đó là rác điện tử.
Theo giáo sư Đại học Ultrecht, Wilfried Van Sark, từ khoảng 10.000 tấm pin mặt trời năm 1975 nay đã tăng lên hơn 1 tỉ. Cuối năm 2016, công suất của năng lượng mặt trời là 300 tỉ watt, đáp ứng 1,5% nhu cầu năng lượng toàn cầu.
Năm 1954, pin mặt trời đầu tiên chào đời, nhưng giá thành quá cao, nên không phổ biến. Tới thập niên 1960, công nghệ pin mặt trời buộc phải phát triển theo yêu cầu của cơ sở vật chất kỹ thuật khám phá và chinh phục vũ trụ. Mười năm sau, pin mặt trời triển khai rộng rãi ngay trên trái đất. Năm 1975, đầu tư tạo ra 1 watt điện mặt trời là 80 USD, nay chỉ còn 0,64-0,67 USD.
- Lê Lành theo Libération
Xem thêm: