Bất kể một phát minh khoa học nào đều phải có cơ sở thực nghiệm và các thực nghiệm đó đều phải được người khác lặp lại thành công. Nếu chỉ núp dưới võ bọc khái niệm “cao siêu” để mưu tư lợi và lừa bịp quần chúng, sẽ trở thành “ngụy khoa học”, mang ô danh không tẩy xóa được. Nước Mỹ đóng góp nhiều phát minh khoa học cho loài người, nhưng đồng thời cũng là “địa chỉ đen” của hầu hết các tin đồn “ngụy khoa học”.
1. Thể chất toan tính là nguồn gốc mọi bệnh tật
Thể chất người chia thành toan tính (acid) và kiềm tính (ba zơ). Nếu thể chất nghiêng về toan tính có thể dẫn đến nhiều thứ bệnh bao gồm cả ung thư. Muốn không mắc bệnh, phải giữ môi trường kiềm tính cho cơ thể. Phụ nữ có thể chất toan tính dễ sinh con gái; có thể chất kiềm tính dễ sinh con trai. Thông qua việc ăn uống thức ăn kiềm tính, uống thực phẩm chức năng kiềm tính, sử dụng liệu pháp kiềm tính có thể thay đổi môi trường acid-ba zơ của cơ thể.
Sự thật: Bản thân khái niệm “môi trường acid-ba zơ” là một lý thuyết ngụy tao, không một văn bản quyền uy hay một thí nghiệm khoa học đơn giản nào chứng minh cho “lý thuyết” đó.
Ngày 2.11.2018, Robert O. Young, người đề xướng lý thuyết “môi trường acid-ba zơ” đã bị tòa án thành phố San Diego (bang California, Mỹ) phán quyết buộc phải bồi thường cho một bệnh nhân ung thư 105 triệu USD. Ông thừa nhận ngay trước tòa rằng lý thuyết “môi trường acid-ba zơ” là một trò lừa đảo, bản thân ông cũng không phải là nhà vi sinh, nhà huyết học, cũng không phải thầy thuốc, không có tư cách hành nghề.
Cơ thể chúng ta lúc nào cũng tiến hành trao đổi chất, rất nhạy cảm với môi trường acid-ba zơ. Cơ thể có một hệ thống mạnh mẽ và hữu hiệu điều tiết thể dịch, khiến trị số PH luôn giữ ổn định, ngay khi chúng ta uống giấm, tính acid cũng không hề mạnh hơn. Còn chuyện môi trường acid-ba zơ quyết định sinh con trai hay con gái càng là chuyện vu vơ.
Người sáng lập lý thuyết “môi trường acid-ba zơ” đã lợi dụng nỗi sợ hãi của công chúng đối với bệnh ung thư, đánh lận con đen, đưa ra lý thuyết ngụy tạo. Một số gian thương đục nước béo cò, áp dụng “lý thuyết” nói trên dán mác “thực phẩm dưỡng sinh” lên thực phẩm thông thường nhằm tăng giá bán . Ngoài lý thuyết “người sáng lập lý thuyết “môi trường acid-ba zơ”, nước ta còn có các kiểu trị liệu quái gở như “hỏa liệu pháp”,”ăn cá chạch sống” v.v. Chúng ta phải đề cao cảnh giác, đừng để mắc lừa.
2. Không cần tiêm vắc-xin
Tiêm ngừa vắc-xin thường hay xảy ra sự cố, không đáng tin cậy, không tiêm cũng chẳng sao.
Sự thật: Nhờ tiêm ngừa, loài người đã tiêu diệt bệnh đậu mùa, bệnh viêm chất xám tủy sống đã giảm 99%, bệnh sởi, uốn ván rốn, ho gà cũng đã giảm rõ rệt nhờ nước ta có tỷ lệ tiêm ngừa cao,
Không tiêm ngừa, hậu quả sẽ hết sức nghiêm trọng: không tiêm ngừa vắc-xin viêm gan siêu vi B, trẻ sơ sinh dễ nhiễm virus viêm gan B, trên 90% sẽ phát triển thành viêm gan mãn tính; nếu không tiếp tục điều trị kháng virus, ¼ trong số đó sẽ phát triển thành xơ cứng gan và ung thư gan. Chỉ có điều tiêm ngừa là phòng bệnh chứ không phải chữa bệnh nếu hiệu quả của nó không nhận biết được tức thì.
Tháng 12 năm 2014, ở bang California của Mỹ bùng phát dịch sởi, hàng trăm người mắc bệnh; điều nghịch lý là từ năm 2000, Mỹ đã tuyên bổ “tiêu diệt dịch sởi”. Năm 2016, tạp chí uy tín Tạp chí Hội Y học Mỹ (JAMA) sau khi phân tích số liệu, chỉ ra rằng nhiều người Mỹ chưa tiêm ngừa hoặc tiêm không đúng liệu trình, gây ra dịch sởi và ho gà, cho thấy người Mỹ mất dần niềm tin ở tiêm ngừa.
Chúng ta phải cảnh giác với những tai biến về tiêm ngừa, nhưng đừng vì mắc nghẹn mà bỏ bưa ăn, phải nhìn nhận về tổng thể tiêm ngừa là an toàn, lợi ích từ việc tiêm ngừa lớn hơn nhiều nguy hại do chúng mang lại, phải tiêm ngừa trên diện rộng mới thấy được hiệu quả.
3. Rửa răng có hại
Rửa răng làm cho lợi bị teo nhanh, kẽ răng trở nên rộng, răng bị lung lay.
Sự thật: Rửa răng, còn gọi là cạo vôi răng, phải làm ở phòng khám nha khoa để làm sạch răng, chứ không phải thẩm mỹ. Giữa lợi và chân răng không phải dính chặt, mà là có một rãnh nông rộng chừng 0,5-2mm, gọi là rãnh lợi. Rãnh lợi dễ tồn đọng thức ăn, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, hình thành cao răng. Cao răng chèn ép lợi. làm cho lợi bị teo, răng rụng.
Cao răng màu đục sữa, là một khối vi khuẩn cứng nhắc, lâu ngày hóa vôi. Chúng giúp “lấp đầy” rãnh lợ, “cố định “ răng, che kín chân răng. Sau khi làm sạch vôi răng, chân răng bị bộc lộ, răng trở nên nhạy cảm với nước nóng hoặc lạnh, dễ lung lay. Hiện tượng đó là do bệnh nha chu, không phải từ rửa răng mà ra; nếu không cạo vôi răng kịp thời, tình hình chỉ có mỗi ngày một tồi tệ hơn.
4. Bản đồ Bắc đẩu đã ứng hệ định vị vệ tinh Bắc đẩu
Từ tháng 5 năm 2018, bản đồ Bắc đẩu trên app đã ứng dụng hệ định vị vệ tinh Bắc đẩu của Trung Quốc thay thế hệ định vị truyền thống GPS của Mỹ.
Sự thật: Tin đồn trên khích động lòng tự hào dân tốc của người Trung Quốc nên lan truyền rộng rãi, nhưng đã liên quan tới khoa học, phải bước qua cửa ải vấn nạn, không thể làm giả được.
Sao Bắc đẩu là ngôi sao có độ sáng cấp I, luôn chỉ hướng chính Bắc, giúp người đi dã ngoại nhận biết phương hướng chính xác nên Trung Quốc đã dùng để đặt tên cho hệ thống định vị của mình. Bản đồ Bắc đẩu App không ngang bằng với hệ định vị vệ tinh Bắc đẩu. Hệ định vị vệ tinh Bắc đẩu (BDS), cùng với GPS, hệ thống GLONASS của Nga, hệ thống GALILEO của EU được Hội đồng định vị Liên Hiệp Quốc công nhận là chuỗi cung ứng toàn cầu.
Các hệ thống định vị đều do 3 khâu vệ tinh, trạm thu sóng mặt đất, đầu cuối người sử dụng hợp thành. Bản đồ Bắc đẩu là phần mềm cung cấp vị trí chính xác, đường đi, tình trạng kẹt xe. Cốt lõi của hệ thống là bản đồ, có thể sử dụng các phương tiện vệ tinh cảm biến, xe quan trắc, máy bay không người lái v.v. Các bản đồ được vẽ ra đều liên thông, không liên quan đến việc có tải xuống bản đò Bắc đẩu App hay không.
5. Đèn tiết kiệm LED có thể gây ung thư và chứa chất cực độc
Bóng đèn LED là nguồn lây nhiễm ubg thư như tia tử ngoại mà chúng phóng ra có thể gây ung thư da, đồng thời chứa chất cực độc thủy ngân (Hg). Khi hấp thụ 2.5g Hg có thể dẫn đến tử vong.
Sự thật: “Căn cứ” của tin đồn này là bái viết đăng trên báo Mỹ Live Science, các nhà khoa học thuộc Đại học New York từng làm thí nghiệm chứng minh đen LED phóng thích bức xạ tia tử ngoại mạnh hơn bóng đèn thường.
Thực ra, tác giả tiến hành thí nghiệm trên tế bào da người được nuôi cấy trong đĩa petri, không giống da người có lớp bảo vệ thiên nhiên. Hơn nữa, thực nghiệm trên được chiếu xạ ở cự ly quá gần (2,5cm), sử dụng lượng bức xạ quá lớn và qua lâu, khác xa điều kiện thực tế. Đèn LSD là loại đèn huỳnh quang tư mang trấn lưu, sau khi nối mạch điện, nguyên tử thủy ngân trong bóng đèn phóng ra tia tử ngoại mà mắt thường không thấy được; tia tử ngoại bắn vào lớp bột huỳnh quang mặt trong bóng đèn, sẽ chuyển hóa thành ánh sáng trắng thấy đựợc. Cách phát quang như vậy sẽ cho nhiều điện năng chuyển hóa thành quang năng hơn, đạt được mục đích tiết kiệm.
Nhiều cuộc kiểm trắc trong nước cũng như quốc tế cho thấy lượng tia tử ngoại chỉ chiếm 0,6% tổng số năng lượng đèn LED phát ra. Nói cách khác, ngọn đèn LED 15W chỉ phóng ra tia tử ngoại 0,09W, lại là tia tử ngoại có bước sóng dài, không thể xuyên thấu tới lớp chân bì.
Lượng Hg trong một chiếc đèn LED chỉ có vài mg, lại bịt kín trong đèn; nếu không may bóng đèn bị vỡ, phải hít vào vài trăm chiếc mới có nguy cơ nhiễm độc nên xác suất trong tế gân như bằng 0.
6. Các nhà khoa học phát hiện cơ quan mới lớn nhất trong cơ thể người-gián chất (interstitum)
Ngày 27.3.2018, một nhóm nhà khoa học Mỹ công bố luận văn trên tạp chí The Science Report chỉ rõ sự phân bổ và kết cấu tổ chức gián chất trong cơ thể người. Đài NBC và CNN đã phỏng vấn Neil D.Theise, GS Y khoa Đại học New York, người đưa ra quan điểm mới mẻ này. Hai đài trên đã căn cứ vào “cảm giác và tưởng tượng” của Theise đưa ra các bản tin hàng đầu: “Gián chất: cơ quan mới mà các nhà khoa học đã phát hiện”, “Phát hiện mới về cơ quan lớn nhất cơ thể”, dẩy lên một trận cuồng phong về “cơ quan mới” hão huyền.
Sự thật: Với nền khoa học phát triển như ngày nay, thật khó phát hiện một cơ quan mới trong cơ thể. Tin đồn trên là do loan truyền thất thiệt của báo chí, gián chất không mới mẻ gì, từ những thập niên 50 của thế kỷ trước, người ta đã được đưa tin. Đọc kỹ bài luận văn nói trên, ta không thấy bất kỳ mô tả gì về cơn quan mới. Thực ra, gián chất chỉ là những túi chứa dịch của các mô liên kết, melamine, tế bào lót phía trong. Kết cấu giản đơn lại không điển hình như vậy được gọi là cơ quan thì thật là nực cười; nó chỉ nằm ở đẳng cấp độ mô, còn lâu mới được “nâng cấp” thành cơ quan.
7. Có một bức “trường thành” xác định biên giới vũ trụ
Cách trái đất 10 tỷ năm ánh sáng, trong chùm sao Eridanus có một dải chân không rộng 3,5 tỷ năm ánh sáng. Đó chính là “tường vũ trụ” đã hoạch định biên giới vũ trụ.
Sự thật: Đó hoàn toàn là một thông tin giả được “sao y bản chính” loan truyền trên mạng, đến nay vẫn chưa biết ai là kẻ đầu têu. Kỳ thực, từ những năm 80 của thế kỷ trước, các nhà thiên văn đã phát hiện một dải kết cấu kích thước lớn gồm nhiều tinh hệ, gọi đùa là “Great Wall”, được dịch là “Trường thành các tinh hệ”. Không phải là phát hiện mới, cũng không có tính chất huyền bí, càng không phải biên giới của vũ trụ.
Truy tìm tung tích, ngày 21.11.2007, tờ Những nhà khoa học mới đăng bài Hố lớn: dấu ấn của một vũ trụ khác The Void Imprint of another universe, rất có thể là nguồn gốc của thuyết “tường vũ trụ”. Những hố lớn đó không hề ngăn cách các phần khác của vũ trụ, mà giống như cái lỗ trong bọt hải miên, trong đó vẫn có các tinh hệ, nhưng thưa thớt hơn. Kẻ loan tin đã cố tình đánh tráo khái niệm hố và tường thành.
8. Bắc cực nóng lên 32oC sẽ dẫn đến sự tuyệt diệt của loài gấu trắng
Nhiệt độ 32oC sẽ khiến những tảng băng Bắc cực nhanh chóng tiêu tan, buộc loài gấu trắng Bắc cực phải di chuyển xa hơn tìm thức ăn, mà cự ly đó đã vượt sức chịu đựng của chúng, chung cuộc là chúng sẽ chết chìm trong biển hoặc chết đói trong hoàn cảnh không băng giá.
Sự thật: Sự kiện “nóng như mùa hè” đã xảy ra ở một phía Tây Bắc đại lục Á-Âu, là điểm cực Bắc bờ biển Na Uy nằm trong vàng đai Bắc cực (từ 60o-71oN), chịu ảnh hưởng dòng hải lưu ấm, đôi lúc lên đến 32oC cũng là chuyện thường.
Bắc cực bao phủ một vùng rộng lớn, từ vành đai Bắc cực đến điểm Bắc cực, vượt 20 vĩ độ, cự ly đường thẳng 2.600km. Bắc cực phần lớn là những tảng băng trôi nổi, nếu nhiệt độ đột ngột tăng lên đến 32oC thì quả là khủng khiếp!
Bắc cực như là bộ mặt phóng đại của khí hậu toàn cầu, tốc độ ấm lên của Bắc cực gấp đôi tốc độ bình quân toàn cầu. thời gian cũng như địa bàn kiếm mồi của gấu trắng cũng giảm đáng kể; nếu mùa hè, chúng không kịp theo tảng băng trôi nổi rút về phương Bắc mà vẫn ngưng trệ ở lục địa thì rất khó săn được mồi, điều đó không liên quan gì đến hiện tượng 32oC vì vùng Tây Bắc Na Uy xưa nay không phải là nơi cư trú của gấu trắng.
Gấu Bắc cực hiện có 26.000 cá thể, chia thành 19 nhóm nhỏ theo địa vực. Theo đánh giá của Liên minh bảo hộ động vật thế giới (IUCN) năm 2015, trong 19 nhóm có 1 nhóm đang tăng trưởng, 3 nhóm đang suy thoái, 6 nhóm ổn định, những nhóm còn lại không đủ số liệu để đánh giá. Theo đánh giá của Canada, nước có nhiều gấu trắng nhất, đến tháng 7.2018, số lượng gấu trắng đang “đi lên ổn định” nên thuyết “gấu trắng tuyệt diệt” là không có căn cứ.
9. Tấm nhìn thấp ngoài trời đều do ô nhiễm không khi gây nên
Cuối tháng 7 – đầu tháng 8 năm 2018, tầm nhìn của thủ đô Bắc Kinh rất thấp, nhiều người đã lầm tưởng là do gặp ô nhiễm nặng nề, đánh đồng 2 hiện tượng đó là một.
Sự thật: Tầm nhìn là cự ly tối đa mắt thường có thể thấy được, đơn vị được đo bằng mét hoặc km. Tầm nhìn do 4 yếu tố quyết định: nồng độ vật chất dạng hạt, thành phần hóa học không khí, độ ẩm tương đối, bức xạ mặt trời.
Chúng ta hay nói tới “chất lượng không khí”, thường chỉ giới hạn ở nồng độ vật chất dạng hạt. Mùa hè oi bức, độ ẩm cao, cũng như ta ở trong phòng tắm tràn đầy khí nước, tác dụng đối với ánh sáng mặt trời được tăng cường rõ rệt, ánh sáng rọi chiếu vào nhãn cầu giảm đi nên tầm nhìn cũng bị giảm. Về thị giác, rất dễ lẫn với ô nhiễm thuần túy do nồng độ vật chất dạng hạt gây ra nên bị quy là “ô nhiễm nghiêm trong chất lượng không khí”. Ví dụ tại bãi biển, dù nồng độ vật chất dạng hạt rất thấp, nhưng do tác dụng triết xạ của độ ẩm lớn, tầm nhìn vẫn thấp.