Bạn luôn có thể bắt gặp một người nào đó trong đám đông luôn tự kiêu và nghĩ rằng mình giỏi hơn người khác. Nhưng những người không nhận ra rằng mình thông minh thậm chí còn phổ biến hơn nữa.
Người đó có phải bạn không? Sau đây là chín dấu hiệu khoa học chứng minh rằng bạn đang tự đánh giá thấp bản thân mình đấy.
1. Bạn luôn có những ý tưởng khác biệt
Trả lời Business Insider, nhà thần kinh học Katie Davis giải thích rằng sự sáng tạo là một trong những minh chứng cho trí thông minh, vì sự sáng tạo cho phép con người có khả năng suy nghĩ linh hoạt và đưa ra những ý tưởng táo bạo, từ đó giúp họ giải quyết những vấn đề theo nhiều cách mà không ai có thể nghĩ ra được.
Tôi đã có cơ hội làm việc với nhiều chuyên viên marketing, và phải công nhận một điều rằng họ là một trong những người thông minh nhất mà tôi từng gặp.
Với cái nhìn sâu sắc và khả năng truyền tải thông điệp một cách mạch lạc đến người tiêu dùng, họ đã giúp cho thương hiệu của tôi phát triển một cách vượt bậc, và tôi tin rằng đây là một thử thách mà rất ít những người “mọt sách” có thể làm được.
Đôi khi tôi thường bắt gặp những chiến dịch quảng cáo của họ trên đường và thầm nghĩ rằng “bộ não của họ thật sự khác biệt”. Qua đó, có thể thấy rằng sự sáng tạo cũng chính là “thương hiệu” của trí thông minh.
2. “Ngăn nắp” không nằm trong từ điển của bạn
Giảng viên Đại học Minnesota, Kathleen Vohs cho rằng sự bừa bộn của bạn tỷ lệ thuận với mức độ thông minh mà bạn đang có.
Trên trang Psychological Science, Volh đã đăng tải một thí nghiệm để chứng minh cho giả thuyết của mình. Hai nhóm được yêu cầu hãy tận dụng trái bóng bàn và làm ra những ứng dụng sáng tạo từ nó.
- Xem thêm: 7 sở thích giúp bạn thông minh hơn
Một nhóm phải làm việc trong căn phòng bừa bộn và đầy những thứ linh tinh, trong khi đó nhóm còn lại được làm việc trong một môi trường gọn gàng và sạch sẽ. Nhưng cuối cùng, nhóm kém may mắn lại suy nghĩ được nhiều ý tưởng sáng tạo và thú vị hơn.
Do đó, hãy tự cộng cho bản thân một vài điểm IQ vì góc làm việc chưa được ngăn nắp thay cho việc chê trách chính mình.
3. Bạn tò mò với những thứ xung quanh
Qua nhiều thí nghiệm và khảo sát, các nhà khoa học đã chứng minh rằng khi bạn yêu thích việc học thì số lượng kiến thức của bạn càng nhiều, bạn sẽ càng thông minh.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Goldsmith ở London đã tìm ra được làm thế nào mà một người đã đầu tư thời gian để nuôi dưỡng sự tò mò, dẫn đến việc bổ trợ cho khả năng phát triển nhận thức của họ.
Không phải học nhiều sẽ khiến bạn thông minh hơn, mà đó là khát khao được tiếp thu những kiến thức mới sẽ giúp cho chỉ số IQ của bạn tăng. Đây cũng là một tính cách thường gặp ở những người có năng lực trí tuệ vượt bậc.
Journal of Individual Differences đã phát hiện ra một mối liên hệ giữa những người có chỉ số IQ cao với sự tò mò và luôn trong công cuộc tìm kiếm những điều mới lạ.
Nghiên cứu về tâm lý của Georgia Tech cũng đã tìm ra rằng người có sự hiếu kỳ cao sẽ giỏi hơn trong việc chứng minh những thứ mơ hồ xung quanh, và điều này đòi hỏi rất nhiều ở khả năng suy nghĩ mọi thứ một cách tinh tế.
4. Bạn thường độc thoại với chính mình
Đây không phải là dấu hiệu của bệnh tâm thần. Trên thực thế, một nghiên cứu của hai nhà tâm lý học Paloma Mari-Beffa và Alexander Kirkham ở Đại học Bangor chứng minh rằng hành động nói lớn với chính bản thân giúp cải thiện khả năng tự chủ – một dạng khác của trí tuệ.
Họ giao những nhiệm vụ cho các ứng cử viên cùng với sự hướng dẫn được ghi trên giấy, đồng thời họ yêu cầu những người tham gia phải đọc mảnh giấy đó (dù đọc lớn hay nhỏ đều được).
Các nhà khoa học đã phát hiện mức độ tập trung lẫn hiệu quả công việc của những người đọc to thành tiếng tốt hơn hẳn so với những người chỉ đọc thầm trong miệng.
Việc nói lớn thể hiện rằng bạn có khả năng tự chủ cho mọi hành vi của mình, đó là lý do tại sao những vận động viên chuyên nghiệp thường tự nói lớn với chính mình trong những trận đấu. Và điều đó dẫn chúng ta đến với dấu hiệu tiếp theo.
5. Bạn có khả năng tự chủ cao
Cho dù bạn luyện tập khả năng điều chỉnh những hành vi bản thân bằng việc độc thoại hay chỉ bằng những suy nghĩ thì việc có khả năng điều khiển hành động của mình một cách hợp lý là một trong những dấu hiệu thường bị bỏ qua khi đánh giá trí thông minh của một người.
Vào năm 2009, Đại học Yale đã thực hiện một thí nghiệm bằng cách giao cho những người tham gia một bài kiểm tra chỉ số IQ, đồng thời đề xuất cho họ hai phương án đó là nhận tiền thưởng trước khi làm bài trắc nghiệm hoặc sau khi hoàn thành xong (những người chọn phương án này sẽ được nhận số tiền cao hơn).
Kết quả cho thấy những người đã chọn phương án nhận tiền sau là những người có chỉ số IQ cao hơn, việc đó kết luận được một điều: khả năng kiểm soát những hành vi bốc đồng và cẩn thận cân nhắc những sự lựa chọn, có liên quan đến trí thông minh của chính bản thân mỗi người.
6. Bạn sống tốt dù chỉ có một mình
Nếu bạn thích có không gian riêng và không phải lúc nào cũng cần phải tương tác với những người xung quanh thì đó là dấu hiệu của trí thông minh.
Một nghiên cứu được đăng tải trên British Journal of Psychology đã chứng minh được mối liên hệ giữa việc hài lòng khi ở một mình với việc sở hữu một chỉ số IQ cao.
Tôi dùng những thời gian riêng tư của bản thân để suy nghĩ, ưu tiên và lên kế hoạch, những điều này đã góp phần củng cố cho khả năng tự chủ (dấu hiệu số 5).
7. Người khác đánh giá bạn là một người hài hước
Năm 2011, Đại học New Mexico nghiên cứu ra rằng những diễn viên hài nổi tiếng và những người viết kịch bản cho những phim hoạt hình vui nhộn thường sẽ có khả năng tư duy về mặt ngôn ngữ tốt hơn so với người bình thường.
Những điều này cộng hưởng với nhau, như một vài người tôi biết có lối suy nghĩ sắc bén cùng với khiếu hài hước vô cùng duyên dáng.
8. Bạn không bị ràng buộc trong suy nghĩ
Một nghiên cứu tâm lý được thực hiện vào năm 2008 bởi Đại học Yale chỉ ra rằng những người có năng lực trí tuệ tốt sẽ có suy nghĩ cởi mở hơn khi đánh giá quan điểm của người khác, và họ sẽ không đưa ra quyết định đến khi họ nghe được hết ý kiến của tất cả mọi người.
Điều này không đồng nghĩa với việc họ dễ thay đổi vì nghiên cứu cũng đề cập đến việc một khi họ đã quyết định điều gì thì họ sẽ rất tự tin với quyết định đó và khó lòng bị lung lay bởi những ý kiến xung quanh.
9. Bạn không bị thuyết phục rằng mình đặc biệt thông minh
Các nhà tâm lý học đã phát hiện ra hiệu ứng Dunning-Kruger nói rằng những người ít hiểu biết hay kém sáng suốt luôn tự đánh giá cao năng lực trí tuệ của mình, trong khi đó những người thật sự thông minh thường luôn nhận thức được những giới hạn của họ.
Biết rõ những hạn chế của bản thân đồng nghĩa với việc bạn sẽ có xu hướng gắn bó với những người sẽ giúp bạn cải thiện những khuyết điểm hay thiếu sót mà bạn đang có. Đồng thời cũng sẽ thúc đẩy khao khát học tập của bạn và sẽ giúp bạn thông minh hơn (dấu hiệu số 3).
Như Shakespeare đã từng nói: “Kẻ ngốc nghĩ rằng mình là người thông thái, nhưng người thông thái biết mình là kẻ ngốc”.