Sau giai đoạn kinh tế khó khăn vừa qua cũng như những khắc nghiệt vốn có trên thị trường, khách hàng mỗi một lúc càng trở nên thận trọng và tính toán kỹ hơn về số lượng tiền chi xài.
Họ sẽ sẵn sàng mua sắm chỉ khi nhận thấy rằng giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ đó dường như lớn hơn nhiều so với chi phí họ bỏ ra.
Vì thế, những cá nhân hay công ty nào có thể thực hiện tốt nhất công việc xây dựng và cân đối giá trị của sản phẩm sẽ luôn dẫn đầu thị trường. Vậy đâu là những yếu tố bạn cần đối đầu và vượt qua?
1. Bất kỳ món sản phẩm hoặc dịch vụ nào bạn kinh doanh để đạt đến thành công đều phải chứng minh được rằng giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ vượt trội so với món tiền khách hàng phải bỏ ra.
Ví dụ bạn đang làm dịch vụ sửa chữa mái nhà và mức giá 80 triệu đồng bạn đưa ra có thể khiến khách hàng lưỡng lự.
Vậy giá trị nào sẽ khiến họ cảm thấy an tâm khi chấp nhận lời chào hàng của bạn? Đó là khi họ biết cả gia đình mình sẽ được bảo vệ tốt trong các cơn bão lốc, an toàn trong mọi thời tiết nắng mưa, những vật dụng trong nhà như sàn, đồ gỗ hoặc tường nhà đều được che chắn hiệu quả.
Hãy cố gắng trình bày rõ cho khách hàng hiểu về giá trị của sản phẩm, chắc chắn bạn sẽ vượt qua được mọi lời kỳ kèo về giá cả của khách hàng và quan trọng nhất là có được đơn hàng mới.
2. Đừng bao giờ tin rằng khi nền kinh tế khó khăn thì mọi người sẽ không chi tiền. Do đó, một khi bạn có được sản phẩm hay dịch vụ mới đủ sức hấp dẫn và lôi cuốn, hãy tin rằng người mua hàng sẽ sẵn sàng chi tiền để được sở hữu chúng.
3. Loại bỏ hình thức bán hàng giá thấp là một trong những cách để xây dựng giá trị cho lời chào hàng. Nếu bạn không phải là chủ một siêu thị bán sỉ giá rẻ, đừng cố gắng sử dụng công thức giá thấp.
Hạ giá thấp có thể sẽ có hiệu quả tạm thời, nhưng không phải là nguyên tắc thành công đối với mục tiêu tăng lợi nhuận lâu dài. Giá thấp chỉ là giải pháp giành cho những kẻ không đủ sức xây dựng nổi giá trị trong sản phẩm.
4. Dự đoán được sự phản đối của khách hàng trước mức giá bạn đề nghị và đối phó với nó như một lời phàn nàn hơn là một sự từ chối.
Lời than phiền “Mức giá của anh cao quá!” đồng nghĩa với “Tôi nghĩ tốt hơn là giữ tiền trong túi hơn là mua sản phẩm của anh lúc này”.
Điều đó có nghĩa là khách hàng có tiền nhưng chưa muốn chi ra để có được sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn vì họ chưa hiểu rõ giá trị cao của sản phẩm hoặc dịch vụ đó mà thôi.