Thêm tỏi, dầu ô liu, táo gai vào chế độ ăn uống sẽ giúp điều chỉnh mức độ huyết áp.
Tăng huyết áp là một trong những bệnh phổ biến nhất ở các nước đang phát triển: 40% những người trên 65 tuổi và 90 % những người hơn 85 tuổi bị ảnh hưởng bởi bệnh tăng huyết áp – nguy cơ chính gây đột quỵ.
Cần cảnh giác với tình trạng chóng mặt, mờ mắt, tim đập nhanh, chảy máu cam hoặc ra mồ hôi, nhưng bệnh này thường không có biểu hiện nhiều nên điều quan trọng là cần giám sát thường xuyên. Nếu tăng huyết áp vừa phải, các bác sĩ sẽ yêu cầu thực hành hoạt động thể chất hàng ngày trong 30 phút (đi bộ, đi xe đạp… ), hạn chế tiêu thụ muối, rượu và chất béo bão hòa, ngưng hút thuốc, tránh các nguồn gây căng thẳng và giảm cân nếu cần thiết.
Trong trường hợp không có kết quả sau 3 tháng – do gặp khó khăn trong việc thay đổi lối sống của bệnh nhân – các bác sĩ buộc phải kê đơn điều trị hạ huyết áp, cách thường xuyên nhất được duy trì trong cuộc sống. Tuy nhiên, từ 10 đến 30 % bệnh nhân cao huyết áp kháng tất cả các phương pháp điều trị tăng huyết áp và đôi khi gây tác dụng phụ đáng kể.
Do đó, một nghiên cứu của Mỹ đã cảnh báo về sự gia tăng 30-40 % những vụ té ngã nghiêm trọng (gãy xương, chấn thương đầu) ở người cao tuổi có uống thuốc hạ huyết áp và đặt câu hỏi về sự cân bằng giữa rủi ro và lợi ích đối với nhóm người này. Do đó, cần hiểu tầm quan trọng của việc thay đổi lối sống ngay khi có dấu hiệu đầu tiên của bệnh cao huyết áp. Nếu bạn không theo biện pháp điều trị nào và chứng tăng huyết áp vừa phải, một số cây sau đây sẽ giúp bạn. Tuy nhiên cần lưu ý giảm huyết quá nhiều cũng không tốt cho chức năng nhận thức bởi vì não cần một sự lưu thông máu tốt.
Cây ô liu
Kể từ 5.500 năm trước, loại cây này đã đi xuyên suốt tất cả các nền văn minh Địa Trung Hải. Người Hy Lạp, người Ả Rập và nhà triết học Avicenna đã phát hiện ra cách sử dụng y học của nó. Lá ô liu được bao gồm trong dược điển châu Âu, gây giãn nở mạch ngoại vi và thường được khuyến khích dùng để giảm mức độ tăng huyết áp nhẹ và trung bình.
- Xem thêm: Huyết áp chỉ hơi cao, nguy cơ đã đến
Hoạt chất oleuropeoside làm giãn mạch vành và động mạch chủ, điều hòa nhịp tim, giảm nhẹ cholesterol và cũng hoạt động như một loại thuốc trị đái tháo đường. Người ta có thể dùng lá ô liu như thuốc sắc hàng ngày (ví dụ: 5 ngày trong một tuần, 3-4 tuần trong 3 tháng) với khoảng 30 gam lá mỗi lít nước đun sôi với lửa riu riu trong 10 phút.
Tỏi
Loại cây dinh dưỡng này đã được sử dụng hàng nghìn năm qua vì nhiều thuộc tính của nó. Người Ai Cập đã dùng cách đây 3500 năm, sau đó là Hippocrates. Lợi ích tim mạch của nó được ghi nhận nhiều nhất và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận rằng tỏi “có thể hữu ích trong bệnh tăng huyết áp vừa phải”. Nhờ vào tác dụng lợi tiểu và giãn các mạch ngoại vi mà tỏi giúp điều hòa tăng huyết áp trung bình.
Điều chỉnh sự căng thẳng, giảm nhẹ lipid máu, cholesterol và chống đông máu, các hoạt động chống oxy hóa và chống viêm: tất cả các tác dụng trên minh chứng cho lợi ích của tỏi đối với tim mạch. Để tận dụng những lợi thế, cần tiêu thụ 4 gam tỏi tươi hoặc 1-3 củ mỗi ngày, tốt nhất là nên nghiền nát chúng.
Do tác dụng của chất làm loãng máu, những ai mắc chứng máu không đông cũng như sắp trải qua phẫu thuật nên hạn chế tiêu thụ với số lượng lớn. Tiêu thụ liều điều trị, ví dụ viên nang, cũng có thể tương tác với một số thuốc (các loại rối loạn tuyến giáp, nhiễm HIV, lành tính tăng sản tuyến tiền liệt, hoặc bệnh tiểu đường).
Táo gai
Căng thẳng, lo lắng và hiếu động thái quá là một trong những nguyên nhân chính gây tăng huyết áp. Đó là lý do tại sao táo gai có tác dụng trên cả căng thẳng lẫn bệnh tim thường được khuyên dùng trong trường hợp tăng huyết áp liên quan đến nhịp tim nhanh hoặc suy tim vừa phải.
Nhờ những chất chứa flavonoids, hoa táo gai thực sự điều tiết nhịp tim và cải thiện oxy hóa trong khi các phân tử khác (proanthocyanidins) có đặc tính an thần. Dùng ở dạng thuốc sắc, có thể uống 2-3 cốc mỗi ngày, với 1 hoặc 2 muỗng cà phê mỗi ly và liên tục trong vài tuần trước khi nhìn thấy kết quả (trên 6 tuần).
Không có chống chỉ định hoặc tương tác với các chất khác được báo cáo ở loại cây này và nó đóng vai trò như là một thuốc hỗ trợ cho điều trị cổ điển, nhưng nhớ thông báo cho bác sĩ của bạn. Trong trường hợp tăng huyết áp chủ yếu do căng thẳng, các loại thảo mộc làm dịu như chi lạc tiên (passiflore) hoặc nữ lang (valerian) cũng được khuyên dùng cũng như hít thường xuyên tinh dầu cay hạt cam đắng, tốt cho người bị căng thẳng.
Ngoài ra, để giảm áp lực bằng cách tăng bài tiết nước tiểu, người ta cũng sử dụng các loại thảo mộc lợi tiểu (hoa môi/ orthosiphon, bạch dương, tro…) cho những bệnh nhân tăng huyết áp vừa. Bồ công anh, trà thảo dược hoặc salad cũng lợi tiểu, sẽ chống lại các ảnh hưởng của căng thẳng. Cuối cùng, 3 loại hoa khác: gỗ dác dại xứ Roussillon, hoa thủy tiên – không nên nhầm lẫn với hoa cúc nghĩa trang – và dâm bụt thường được dùng để chống lại tăng huyết áp vừa và chúng ta có thể thường xuyên dùng dưới dạng trà thảo dược.
Một nghiên cứu của Đại học Boston đã chỉ ra rằng uống trà dâm bụt hàng ngày có hiệu quả trong việc giảm huyết áp nhẹ cũng như chống tăng huyết áp. 2 nghiên cứu gần đây đưa ra hai công thức đơn giản và tự nhiên để giảm căng thẳng.
- Công thức đầu tiên xuất phát từ việc phân tích 32 nghiên cứu khác, cho thấy một chế độ ăn chay có hiệu quả giảm căng thẳng và các nhà nghiên cứu tin rằng đó sẽ là một cách tốt để điều trị bệnh này mà không cần dùng thuốc hoặc tác dụng phụ.
- Nghiên cứu thứ hai cho thấy bí quyết để chiến đấu chống lại bệnh cao huyết áp chính là hôn nhân.