Rất ít người chọn cuộc sống ở Bắc cực, nhưng những ai thực sự ở gần cộng đồng và có một nơi trú ẩn tốt có thể giữ ấm và an toàn. Tuy nhiên, có những người không may mắn thấy mình bị mắc kẹt trong vùng đất hoang vu của Bắc cực. Nhiều người trong số họ đã chết, nhưng một số người đã vật lộn với thử thách cam go đến mức không thể tin được và sống sót.
Bruce Gordon huấn luyện thú cưng là một con gấu trắng Bắc cực
Năm 1757, Bruce Gordon bị rơi xuống biển khi tàu của ông vỡ ra vì bị kẹp giữa hai tảng băng trôi. Ông trèo lên một tảng băng và chứng kiến cảnh thủy thủ đoàn của mình biến mất dưới tảng băng trôi. Khi ông nhìn thấy con tàu, nó đang trong tình trạng lật úp. Những con gấu trắng Bắc Cực đã ăn xác những người bị kẹt lại trên tàu. Gordon lén trèo lên tàu và sống trên chiếc tàu lộn ngược này, thu nhặt thực phẩm và ăn theo khẩu phần hạn chế.
Những con gấu trắng Bắc cực thường xuyên quấy rầy ông. Sau đó, Gordon đã giết một con gấu trưởng thành bằng một con dao cắt thịt. Ông bắt gặp một chú gấu con trên tàu và nuôi nó như một con vật cưng. Ông đã dạy nó bắt cá và xua đuổi những con gấu khác.
Theo thời gian, tảng băng trôi của Gordon đã trôi dạt đến Greenland. Ở đó, ông đã tìm thấy một nhóm người bản địa, những người đầu tiên ông nhìn thấy sau nhiều năm. Họ đã nhìn thấy một người đàn ông hốc hác, kích động lao về phía họ với con vật cưng là một con gấu trắng Bắc cực theo sau.
Gareth Wood bị tấn công bởi một con hải cẩu sát thủ
Chuyện xảy ra vào năm 1985, khi Gareth Wood và nhóm thám hiểm vùng cực của ông buộc phải đi ngang qua một lớp băng mỏng. Họ đã sợ rằng băng sẽ nứt vỡ dưới chân họ. Thay vào đó, băng vỡ ra và một con hải cẩu lớn đã trồi lên xuyên qua nó.
Hàm của con vật nghiến vào chân phải của Gareth và nó cố gắng kéo ông xuống nước. Những người đồng hành của Gareth bắt đầu đá vào mắt con vật với giày đinh của họ. Cuối cùng, con hải cẩu nhả chân ông ra và quay trở lại bên dưới lớp băng. Nhưng khi Gareth đứng dậy chuẩn bị đi thì con hải cẩu nhảy ra khỏi lớp băng và tấn công lần nữa.
Khi Gareth cuối cùng thoát khỏi con hải cẩu, ông phải đi tập tễnh trên đường trở lại căn cứ và phải sử dụng chiếc rìu phá băng của mình như là một cây gậy chống. Ở đó, ông đã được trợ giúp y tế và sống sót.
Peter Freuchen chế tạo một con dao từ… phân của mình
Trong khi di chuyển ngang qua Greenland vào năm 1926, nhà thám hiểm Peter Freuchen đã gặp phải một trận bão tuyết khủng khiếp. Không thể di chuyển trước những cơn gió mạnh và tuyết làm chói mắt, ông nấp bên dưới chiếc xe trượt tuyết và chờ cho cơn bão lắng xuống.
Nhưng khi cố gắng di chuyển sau cơn bão, ông thấy mình đã bị chôn vùi dưới một lớp băng tuyết dày. Trong 30 tiếng, ông cố gắng cào xé và đấm theo cách của mình để thoát ra nhưng không được. Tuyệt vọng, Freuchen đã đẽo gọt phân đông lạnh của mình thành một con dao và dùng nó để đục lớp băng và thoát ra.
Freuchen sau đó đã phải bò suốt 3 giờ để quay về căn cứ. Ngón chân của ông đã bị hoại tử. Vì vậy, Freuchen đã cắt bỏ chúng bằng cách dùng một cái kìm, một cái búa và không cần gây tê.
Bob Bartlett đi bộ ngang qua đại dương
Vào đầu năm 1914, con tàu Karluk đã bị mắc kẹt 5 tháng vào một tảng băng trôi khi một băng sơn đâm vào tàu và cắt vào thân tàu một vệt dài 3 mét. Buộc phải bỏ tàu, thủy thủ đoàn thấy chính mình bị mắc kẹt trên băng, không chắc chắn là họ đang ở đâu hoặc làm thế nào để về nhà.
Thuyền trưởng Bob Bartlett đã cử người đi tìm sự hỗ trợ, nhưng họ không bao giờ quay trở lại. Khi đó, Bartlett dẫn đầu nhóm còn lại di chuyển 128km đến một hòn đảo lân cận để tìm sự giúp đỡ. Với những người đàn ông bị nhiều thương tích không thể đi xa hơn, Bartlett đã phải đi suốt phần còn lại của con đường.
Chỉ đi cùng với một thợ săn người Inuit tên Kataktovik, Bartlett đã mất 37 ngày đi bộ qua 1.100km trên vùng biển đóng băng để đến Siberia. Ở đó, ông đã tìm thấy một quan chức Nga đã giúp ông sắp xếp một cuộc cứu hộ. Tuy nhiên vào thời điểm họ gặp lại các thành viên đoàn thám hiểm, hơn một nửa đã chết.
Keizo Funatsu bị lạc trong một trận bão tuyết mà chỉ có một chiếc áo khoác
Chỉ mặc một chiếc áo Parka (áo da có mũ trùm đầu của người Eskimo), Keizo Funatsu bước ra ngoài trại của mình trong một giây vào tháng ba năm 1990 để cho bầy chó kéo xe ăn. Trong khi ông đi ra ngoài, gió trở nên mạnh hơn và ông không thể nhìn thấy gì ngoài màu trắng. Có một cơ hội thực sự rằng ông có thể chết cóng.
Funatsu cố gắng kêu gọi sự giúp đỡ nhưng chỉ có thể nghe thấy giọng nói của mình. Vì vậy, ông đào một cái mương và nấp vào bên trong, hy vọng nó sẽ giữ ông ấm. Trong khi đó, các đồng nghiệp của ông đã buộc chính họ vào một sợi dây thừng dài 105m và đi thành một vòng tròn, hy vọng Funatsu sẽ thấy sợi dây thừng. Nhưng Funatsu không biết điều này vì đang nấp trong cái lỗ và sợi dây thừng lướt qua ngay trên đầu ông ta.
Trong một lúc, cơn bão lặng đi đủ cho ông nghe thấy ai đó hét lớn tên mình. Khóc với niềm vui vì ông đã sống sót, Funatsu trèo ra và lao về phía đồng nghiệp của mình.
Pauloosie Keyootak sống ở Bắc cực khi đã 62 tuổi
Vào đầu năm 2016, Pauloosie Keyootak và hai thành viên gia đình đã lên kế hoạch cho một chuyến đi trượt tuyết từ Iqaluit đến thị trấn lân cận Pangnirtung. Đây là thị trấn gần nhà của họ, cách xa khoảng 300 km của vùng hoang dã đóng băng.
Một trận bão tuyết đã làm họ chệch khỏi con đường. Khi nhận ra rằng mình đã bị lạc đường, họ đã đốt cháy rất nhiều nhiên liệu để quay trở lại. Tất cả những gì họ có là trà, đường, một túi ngủ và một con dao.
Pauloosie Keyootak và các thành viên của gia đình đã làm một nơi trú ẩn từ các khối băng. Sau đó, họ cố gắng tồn tại bằng cách di chuyển để giữ ấm và săn tuần lộc với con dao của họ.
8 ngày sau, một nhóm cứu hộ đã tìm thấy họ sau khi tìm kiếm trên một diện tích rộng 9.000km2. Keyootak đã chấp nhận rằng ông sẽ chết ở đây; do đó, ông đã trào nước mắt khi được cứu thoát.
Chiếc tàu USS Jeannette trải qua 2 năm trên một tảng băng trôi và bị chìm sau đó
Vào cuối những năm 1800, con tàu USS Jeannette đã trải qua gần hai năm mắc kẹt trong băng trước khi băng cuối cùng đã phá thủng thân tàu. Những người đàn ông sơ tán khỏi tàu khi nó bị chìm. Sau đó, thuyền trưởng George W. De Long đã dẫn người của mình đến Siberia bằng cách đi bộ ngang qua mặt biển đóng băng.
Họ bị mất một số người trên đường đi. Nhưng khi đến Siberia, De Long và kỹ sư của mình, Melville, chia nhóm ra làm hai để tìm sự giúp đỡ. Melville và nhóm của ông tìm thấy các du khách Nga đã giúp họ đến với nền văn minh. Sau đó, họ gửi nhóm cứu hộ đi tìm De Long.
Tất cả những gì họ tìm thấy là một bài báo viết về De Long liệt kê tên những người trong nhóm của ông và ngày họ đã chết. Không ai trong nhóm De Long đã viết nó. Trong số 33 thành viên đã bắt đầu cuộc hành trình, chỉ có 13 người sống sót.
Bob Gauchie trải qua 58 ngày sống một mình trên một cái hồ đóng băng
Năm 1967, Bob Gauchiers đang bay đến vùng Yellowknife thì bị lạc trong một cơn bão. Với chiếc máy bay trống của mình, ông đã phải hạ cánh trên mặt hồ đóng băng và cách xa nền văn minh nhiều dặm.
Gauchiers sống một mình trong thời tiết -51oC, sống sót nhờ một hộp cá đông lạnh. Vào ban đêm, ông và chiếc máy bay của ông bị bao quanh bởi những con sói và lũ quạ, chờ đợi ông chết đi để chúng có thể ăn thịt của ông.
Khi những con sói tru lên, Gauchie tru lại. Dần dần, ông bắt đầu nhìn chúng như là người bạn đồng hành duy nhất mà ông có. Tuy nhiên, bọn sói đã bỏ đi sau đó và Gauchiers bị tấn công với một sự cô đơn khủng khiếp mà ông gọi là cơn đau tồi tệ nhất gây ra bởi Bắc Cực.
Sau khi trải qua 58 ngày sống đơn độc, một chiếc máy bay đã cứu Gauchie.
Ada Blackjack sống một mình 2 năm ở Bắc cực
Ada Blackjack là một phụ nữ Inupiat trẻ chưa từng trải. Cô chưa bao giờ rời khỏi nhà mình, chưa học cách săn bắn hoặc xây dựng một lều tuyết. Tuy nhiên, vào năm 1921, cô và 4 người đàn ông da trắng đã được lựa chọn bởi nhà thám hiểm Vilhjalmur Stefansson lập trại trên một hòn đảo ở Bắc cực mà Stefansson muốn tuyên bố thuộc về Vương quốc Anh.
Nhóm này tin rằng họ có thể tồn tại bằng cách săn bắn. Nhưng khi mùa đông đến, họ bắt đầu chịu đói. 3 trong số những người đàn ông đã ra đi tìm sự giúp đỡ, để Ada lại để chăm sóc cho một người đàn ông bị bệnh. Những người đàn ông đã không trở lại, và người đàn ông ở lại bị ốm đến chết, để Ada lại một mình ở nơi hoang dã.
- Xem thêm: Hành trình hiểm nguy lên đỉnh Everest
Ada phải tự dạy mình làm thế nào đi săn để tồn tại. Cô đã trải qua những kinh nghiệm đau đớn, chẳng hạn như phải chạy trốn khỏi sự tấn công những con gấu trắng Bắc cực. Khi được cứu 2 năm sau đó, Ada đã bị chỉ trích gay gắt vì đã để cho người da trắng chết.
Một người đàn ông Inuit trốn khỏi khu định cư trên một chiếc xe trượt tuyết được làm từ xương sườn của một con chó
Trong những năm 1950, Chính phủ Canada đã buộc người Inuit đến sống trong các khu định cư. Nhưng một số người từ chối việc di chuyển. Một người đàn ông đặc biệt khăng khăng rằng ông sẽ không ra khỏi mãnh đất mà cha ông đã từng sống trước ông. Gia đình ông đã lo lắng rằng ông đang tự giết bản thân. Họ đã lấy đi các công cụ của ông để buộc ông phải đi cùng.
Nhưng người đàn ông đã tự chế tạo công cụ cho mình. Giống như Freuchen, ông đã chế tạo một con dao từ phân của mình. Tuy nhiên, người đàn ông này sử dụng nó để xẻ thịt và lột da một con chó. Ông đã chế tạo một chiếc xe trượt tuyết từ xương sườn của con chó và một bộ dây cương từ da của nó. Sau đó, người đàn ông gắn tạm chiếc xe của ông với một con chó còn sống.
Gia đình ông đã rất kinh ngạc khi thấy ông đi vào vùng đất hoang dã trên chiếc xe trượt tuyết đặc biệt này, với một con dao làm từ phân người mà ông nhét vào thắt lưng. Trong những ngày còn lại của cuộc đời mình, người đàn ông sống trong môi trường hoang dã.