Ngày 10/12, giao diện Google xuất hiện hình ảnh của Zinaida Serebriakova, họa sĩ có nhiều đóng góp cho nền mỹ thuật thế giới, nhân kỷ niệm 136 năm ngày sinh của bà.
Nữ họa sĩ Zinaida Serebriakova thuộc trường phái ấn tượng mới đây đã được Google Doodle vinh danh vì những cống hiến cho nền mỹ thuật thế giới cũng như tinh thần vươn lên từ những khó khăn chồng chất.
Zinaida Serebriakova sinh ngày 12/12/1884 tại Đế Quốc Nga (Liên Xô cũ) trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật bậc nhất vào thời điểm đó là gia tộc Benois. Chính vì thế, cuộc sống thời niên thiếu của bà rất “thuận buồm xuôi gió”. Năm 1900, bà tốt nghiệp trường nữ sinh (tương đương cấp 3 THPT) và theo học trường nghệ thuật nổi tiếng.
Từ đó, Zinaida Serebriakova đuọc chỉ dẫn bởi những họa sĩ nổi tiếng như Repin, Osip Braz và cũng dành thời gian để đi du học tại Pháp, Ý, Sau một khoảng thời gian học hỏi, bà trở về Nga, kết hôn và bắt đầu thực hiện niềm đam mê hội họa của mình. Một trong những “sở thích” của Zinaida Serebriakova là di sao chép các bức họa nổi tiếng của các nghệ sĩ bậc thầy thời Phục Hưng.
Zinaida Serebriakova sinh ra trong một gia đình danh giá, có truyền thống nghệ thuật. Vì vậy, bà có điều kiện tiếp xúc với giáo dục, hội họa từ rất sớm. Sau này, Zinaida theo học trường nghệ thuật và được nhiều họa sĩ tên tuổi lúc bấy giờ giúp đỡ, chỉ bảo. Bức tranh: At breakfast (1914).
Trong khoảng thời gian từ 1914-1917, Zinaida Serebriakova sáng tác rất nhiều và đều để lại những ấn tượng sâu sắc đối với giới phê bình. Hàng loạt bức tranh của bà sáng tác về đề tài cuộc sống tại nông thôn và cảnh lao động của những người nông dân thời bấy giờ. Bức tranh The bleaching of the canvas (1917).
Bà kết hôn từ sớm và có bốn người con. Tuy nhiên, chiến tranh đã khiến mọi chuyện thay đổi hoàn toàn. Chồng của Zinaida bị bắt và mất trong tù; kinh tế gia đình cũng vì chiến tranh mà sa sút. Cuối cùng, bà phải gồng mình lên để vừa nuôi con nhỏ, vừa tiếp tục theo đuổi đam mê. Bức tranh House of cards (1919).
Hai bức họa đầu tiên của bà là Country Girl (1906) và Orchard in Bloom đã thể hiện rất rõ nhận thức của Zinaida Serebriakova về vẻ đẹp của nước Nga và con người trong cuộc sống thường ngày. Zinaida Serebriakova đã tham dự triễn lãm Mir Iskusstva về chân dung người phụ nữ Nga đương đại. Tại đây, bức tranh chân dung của bà gây xúc động mạnh với giới phê bình nghệ thuật.
Không dừng lại ở đó, phòng tranh lớn nhất nước Nga thời điểm đó là Tretyakov đã mua lại bức tranh này cũng như 2 tác phẩm khác là Green Autumn (1908) và Peasant Girl (1906).
Cuộc đời không phải lúc nào cũng màu hồng, cách mạng tháng 10 Nga đã cướp đi của Zinaida Serebriakova quá nhiều: Kinh tế gia đình suy kiệt, chồng bị bắt và mất trong tù vì sốt phát bang, 4 người con còn “nhỏ dại”.
Chính trong khó khăn, người ta càng thấy được nghị lực của người phụ nữ này. Các tác phẩm của bà vẫn tiếp tục khiến những người yêu hội họa phải trầm trồ. Ít ai tưởng tượng được, một người phụ nữ phải gánh vác nhiều trách nhiệm như thế mà vẫn có thể sáng tác một cách sáng tạo. Bức tranh The Portrait Of S. R. Ernst (1921).
Lúc này, con đường nghệ thuật của Zinaida Serebriakova có những bước chuyển trong chỉ về chất liệu mà còn về góc nhìn của bà. Do kinh tế không cho phép, bà không thể mua màu sơn dầu để vễ tranh theo kiểu truyền thống mà chỉ có thể vẽ bằng bút chì và than. Cũng từ đó, bức tranh House of Cards ra đời với một phong cách mới mô tả 4 người con của Zinaida Serebriakova đang ngồi chơi với những lá bài. Nếu so sánh với với bức At Breakfast (1914), chúng ta có thể thấy được sự tương phản rõ rệt và vô cùng chân thực về hai gian đoạn của cuộc đời bà, tuy chủ thể cũng chỉ xoay quanh 4 người con.
Năm 1924, Zinaida Serebriakova và các con phải tạm thời xa nhau vì nhiều lý do khách quan. Trong quãng thời gian này, nữ họa sĩ sống ở Pháp và hoạt động ngày càng tích cực hơn trên con đường nghệ thuật. Bức tranh The harvest (1915).
Đến năm 1924, nữ hoạ sĩ đến Paris để nhận tiền hoa hồng cho cho tác phẩm của mình. Tuy nhiên lại một biến cố lớn xảy ra, bà không thể quay lại Liên Bang Xô Viết do lệnh cấm siết chặt. Từ đó, bà liên tục làm việc và gửi gần như tất cả tiền của mình về Liên Xô để nuôi những người con của mình. Sau rất nhiều nỗ lực, Xô Viết cũng đã cho phép 2 người con nhỏ nhất của bà là Alexandre và Catherine qua Pháp vào năm 1926 và 1928. Tuy nhiên, hai người con lớn Evgenyi và Tatiana lại không may mắn như vậy và chịu cảnh xa mẹ đến tận 36 năm sau. Bà tiếp tục hoạt động nghệ thuật tại Paris Pháp và có những đóng góp không nhỏ cho nền nghệ thuật đương đại.
Cũng trong quãng thời gian tại Pháp, Zinaida đã có rất nhiều đóng góp cho sự phát triển của hội họa thế giới. Bà có nhiều triển lãm chất lượng và cũng giành nhiều giải thưởng cho các bức tranh của mình. Bức tranh In the Harbor (1914).
Các tác phẩm của Zinaida Serebriakova cuối cùng đã được xuất hiện ở triển lãm ở Moscow vào năm 1966. Các tác phẩm của bà bán được đến hàng triệu bản. Tuy 200 bức tranh đã được gửi về Nga nhưng phần lớn còn lại vẫn hiện diện tại Pháp cho đến thời điểm hiện tại.
Đây cũng là thời điểm mà phong cách của Zinaida có nhiều thay đổi. Bà tập trung thêm vào tranh phong cảnh, thiên nhiên ở những nơi mình từng đi qua. Bức tranh Alps. Village in the Savoie (1933).
Zinaida Serebriakova qua đời tại Paris vào ngày 19 tháng 9 năm 1967, ở tuổi 82. Bà được chôn cất tại Paris, tại nghĩa trang của Nga tại Sainte-Geneviève-des-Bois. Những cống hiến của bà cho nền nghệ thuật, hội họa thế giới vẫn luôn được ghi nhớ. Bức tranh Brittany. The town of Pont l’Abbe. Port (1934).