Vụ bê bối mới nhất của ngành sản xuất thực phẩm tại Trung Quốc đang lan truyền với tốc độ chóng mặt, liên quan đến cả “tứ đại gia” ngành thức ăn nhanh của Mỹ (Starbucks, Burger King Worldwide Inc, McDonald’s Corp và Yum Brands Inc) cũng như hàng loạt doanh nghiệp ngành thực phẩm quốc tế tên tuổi khác. Hôm 21-7, hai thương hiệu McDonald’s và KFC thuộc Yum Brands chính thức lên tiếng xin lỗi người tiêu dùng Trung Quốc sau khi báo giới nước này phát hiện Công ty thực phẩm Shanghai Husi Food Co Ltd, thuộc Công ty OSI Group LLC đặt trụ sở chính tại Mỹ, đã cung cấp thịt quá hạn cho hai chuỗi cửa hàng trên. Chỉ sau đó một ngày, Starbucks cho hay một số quán cà phê của họ trước đây cũng từng bán những sản phẩm có chứa thịt gà bắt nguồn từ Shanghai Husi vốn đã chính thức bị chính quyền địa phương buộc đóng cửa. Cùng giai đoạn đó, phát ngôn viên tại Tokyo của McDonald’s Holdings Co Ltd tại Nhật Bản cho hay chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh này cũng sử dụng thịt gà từ Shanghai Husi chế biến món Chicken McNuggets và món ăn này ngay lập tức đã được rút ra khỏi thực đơn của McDonald’s Nhật Bản. Bên cạnh đó, Pizza Hut của Yum Brands, Burger King, cửa hàng pizza Papa John’s International Inc và Dicos, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh nội địa lớn thứba Trung Quốc, cũng đồng loạt cho biết sẽ loại bỏ khỏi thực đơn những món ăn nào chế biến từ thịt cung cấp bởi Shanghai Husi.
Kể từnăm 2008, sau vụ bê bối trong ngành sản xuất sữa bột trẻ em sử dụng hóa chất melamine dẫn đến sáu trẻ em tử vong và hàng ngàn trẻ khác mắc bệnh, an toàn thực phẩm được xem là một trong số những vấn đề được người dân Trung Quốc quan tâm nhất. Rồi hàng loạt vụ việc liên quan khác đến ngành thực phẩm sau đó khiến người dân nước này hướng đến các sản phẩm nước ngoài vì tin rằng sẽ được hưởng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cao hơn. Nhưng với vụ việc xảy ra, người tiêu dùng Trung Quốc đã mất niềm tin vào bất kỳ một sản phẩm thức ăn nào được sản xuất tại quốc gia của họ. Vụviệc cũng cho thấy những thách thức to lớn trong việc bảo vệ chất lượng và an toàn trong chuỗi cung ứng hàng hóa đến người sử dụng tại Trung Quốc. Ngay trong đầu năm 2014, Wal-Mart Trung Quốc đã bị chỉ trích nặng khi sản phẩm thịt lừa “vô tình” trở thành sản phẩm thịt cáo. Trước đó, năm 2011, Wal-Mart Trung Quốc cũng bị kiện vì bán thịt vịt quá hạn.
Một số doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm khác đang cố gắng trấn an người tiêu dùng của mình. Công ty Thụy Điển IKEA vốn có các cửa hàng bán thức ăn ngay trong khu mua sắm của họkhẳng định đã chấm dứt hợp đồng với Shanghai Husi từ tháng 9-2013. Domino’s Pizza Inc và thương hiệu Subway cũng cho biết không chế biến thức ăn từ thịt của Shanghai Husi. FamilyMart Co Ltd của Nhật Bản và Wallace của Trung Quốc cũng cố gắng trấn an người tiêu dùng với nội dung tương tự.
B. Trịnh theo Reuters