Thông tin về thành công giai đoạn 3 của vắc-xin Covid-19 do Pfizer Inc và BioNTech hợp tác phát triển sản xuất đã tạo ra hiệu ứng phấn chấn dây chuyền trên khắp thế giới. Nhưng bước tiếp theo để đưa vắc-xin “cứu mạng” này đến với số đông lại không hề là chuyện đơn giản.
Thách thức vận chuyển và bảo quản
Trong khi thế giới đón tin vui vắc-xin của Pfizer Inc-BioNTech hiệu năng đến 90% chống lại Coronavirus ở giai đoạn 3 thử nghiệm cuối cùng thì các chuyên viên y tế băn khoăn là: làm sao dể vắc-xin có thể vận chuyển an toàn và thành công đến hàng tỉ người trên trái đất, và làm sao tồn trữ nó mà không sợ bị hư hỏng trên đường vận chuyển, gây phí phạm!
“Những yêu cầu này không hề đơn giản, thậm chí rất khó thực hiện ở nhiều quốc gia – tiến sĩ Andrew Peterson, trợ giảng tại Đại học George Mason nói – Ngoài thách thức vận chuyển đường không và đường bộ đến các trung tâm phân phối khắp Bắc Mỹ và thế giới, còn có thách thức lớn không kém là phải giữ vắc-xin luôn ở nhiệt độ âm dưới 70oC nếu chưa sử dụng trong thời gian giới hạn và chống lại bọn trộm cắp có tổ chức khi vắc-xin Covid-19 sẽ trở thành một món hàng quý hiếm”.
Không đáp ứng được yêu cầu nhiệt độ tối thiểu ở bất cứ khâu nào khi tồn trữ vận chuyển, vắc-xin Coronavirus cũng trở thành vô dụng và tiền bạc đổ sông đổ biển trong tình hình thế giới đang “đói”vắc-xin. Tại những quốc gia có nhiệt độ nóng và điện lưới chập chờn, yêu cầu này càng khó đáp ứng. Ở Mỹ, các bệnh viện nông thôn than phiền là không có tiền để mua thiết bị trữ lạnh chất lượng cao đúng chuẩn để bảo quản vắc-xin. Ngày 29.10, Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh (CDC) của Mỹ đã cập nhật bản hướng dẫn tạm chương trình tiêm chủng và sẽ bổ sung thêm hướng dẫn về công tác bảo quản, phân phối và sử dụng vắc-xin Covid-19 sau khi nó đã được FDA chấp nhận.
- Xem thêm: Cuộc chiến vắc-xin tăng tốc
Tuy nhiên bản hướng dẫn chính thức và đầy đủ cho vắc-xin Coronavirus sẽ chỉ có vào năm 2022. “Vắc-xin Covid-19 rất nhạy với nhiệt độ nên phải bảo quản đúng chuẩn nếu muốn giữ vững chất lượng trong thời gian dài. Bảo quản đúng và vận chuyển đúng là hai yêu cầu quan trọng nhất trong việc bảo đảm chất lượng vắc-xin” – CDC nhấn mạnh. Tuy nhiên, CDC khuyên các bệnh viện thiếu điều kiện không cần mua các thiết bị trữ lạnh vào thời điểm này.
“Vắc-xin siêu lạnh sẽ vận chuyển từ nơi điều chế trong những hộp lạnh (cooler) được chèn nước đá khô chung quanh trong 24 giờ – Hường dẫn tạm thời viết – Nước đá khô sẽ được thay khi đến nơi nhận hàng (gọi là ngày thứ 0) và thay lại mỗi 5 ngày sau đó để duy trì nhiệt độ đòi hỏi. Đến ngày thứ 15, vắc-xin mới có thể cho vào tủ lạnh bệnh viện ở nhiêt độ thấp 2-8oC nhưng phải sử dụng trong vòng 5 ngày (120 giờ), sau 5 ngày sẽ giảm chất lượng.
Bài toán khó về kinh phí
Theo STAT News, nhiều bệnh viện lớn ở Mỹ đã mua trước các hộp lạnh với giá từ 10.000 đến 15.000 USD/hộp. “Hàng trăm thị trấn nông thôn khắp nước Mỹ có tỉ lệ dân cư già, thu nhập thấp và có bệnh nền, bệnh kinh niên cao – Alan Morgan, giám đốc điều hành Hội y tế nông thôn quốc gia (National Rural Health Association) nói – Tài chính khó khăn khiến nhiều bệnh viện nông thôn không có khả năng mua thiết bị bảo quản vắc-xin siêu lạnh”.
Theo FiercePharma.com, phó chủ tịch Pfizer phụ trách chuỗi cung ưng toàn cầu Biopharma, cho biết công ty có kế hoạch dùng hệ thống riêng để chuyển vắc-xin trực tiếp đến các bệnh viện và các cơ quan chăm sóc y tế. Như vậy, vắc-xin sẽ được chuyển thẳng từ Kalamazoo đến bất cứ điểm tiêm chủng nào mà không cần qua nơi trung gian. Gác việc vận chuyển sang bên, Peterson cho biết công ty và các quan chức quản lý y tế còn phải đối mặt với vần đề chuẩn thuận kéo dài và không biết dến khi nào vắc-xin Covid-19 mới được chấp nhận.
- Xem thêm: Người khổng lồ Pfizer
“Ngay cả khi đã vượt qua mọi thách thức để đến được điểm tiêm chủng, nhiều người Mỹ vẫn không chịu tiêm vắc-xin. Đây là một vấn đề!” – ông nói, dựa vào những cuộc thăm dò gần đây. Ngoài ra, các cơ quan y tế công và Chính phủ Mỹ kế cần có thêm những quy định mới cập nhật vè y tế công và vắc-xin an toàn. “Nói vậy để thấy những thách thức trong việc phân phối vắc-xin Pfizer không chỉ là vận chuyển và bảo quản mà còn là làm sao thuyết phục công chúng về sự quan trọng của chủng ngừa. Giống như mang khẩu trang, tiêm vắc-xin phải được xem là bổn phận công dân” – ông nói.
Hiệu quả của vaccine từ người trong cuộc và tình nguyện viên
Giám đốc điều hành BioNTech, ông Ugur Sahin cũng là sáng lập viên công ty Đức này khẳng định trên chương trình truyền hình “Mornings with Maria” là vắc-xin Coronavirus hợp tác sản xuất giữa Pfizer Inc và BioNTech có thể bảo vệ được người tiêm trong 1 năm. “Tin tức tốt là vaccine của chúng tôi chống được nhiễm và tái nhiễm Coronavirus trong thời gian dài đáng kế.
Sau một năm mới phải tiêm chủng lại. Mức hữu hiệu trên 90% là rất ý nghĩa – ông nói – BioNTech bắt đầu tìm đối tác phát triển vắc-xin vào cuối tháng 1 và đến tháng 3 chọn được Pfizer trong 20 ứng viên. Hai công ty hợp tác trên nguyên tắc càng đầy nhanh được tiến độ càng tốt nhưng phải bảo đảm đáp ứng được tất cả mọi quy định về phát triển vắc-xin. Nhiều ca thử nghiệm được tiến hành tại các bệnh viện ở Đức và Mỹ trên tồng số hơn 43.000 người tình nguyện.
Thành công của vắc-xin mới là bước tiến quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch khi các ca nhiễm mới tăng nhanh trên toàn cầu”. Mới đây, một người tình nguyện tiêm chủng vắc-xin Coronavirus do Pfizer triển khai ở thành phố Austin, Texas tâm sự với chương trình “Fox & Friends” về những già anh trải qua và kêu gọi dân chúng “nên tiêm vắc-xin càng sớm càng tốt khi có sẵn”. Deshields cho biết anh tham gia chương trình sau khi nghe tin trên truyền thông.
Trên trang Twitter cá nhân, anh viết: “Ông nội của tôi kể lại, một trong những hoài niệm đáng nhớ nhất của ông là tiếng chuông nhà thờ báo hiệu Thế chiến thứ hai đã kết thức. Tôi cũng muốn có được hoài niệm đó”. Deshields nói anh chỉ biết được tiêm vắc-xin chứ không phải giả dược lúc đang nhận mũi tiêm thứ 2 và có kháng thể trong người.
“Tôi gặp một số phản ứng nghiêm trọng hơn mình nghĩ ở mũi tiêm đầu tiên như nhức đầu, mệt mỏi và đau ở chỗ tiêm khoảng 4 ngày. Nhưng không có virus. Ở lần tiêm thứ 2 cũng có các triệu chứng tương tự dù nhẹ hơn, Chỉ cần uống Advil là giải quyết tất cả. Tôi nói với bác sĩ và ông ấy bảo vắc-xin này có chút khác biệt về cách nó làm việc nhưng vẫn chỉ là vắc-xin nên không có gì phải sợ” – anh nói.
Chống vaccin do thông tin tiêu cực và thuyết âm mưu
Một nghiên cứu khác thực hiện trên 18.000 người tại Mỹ và Anh cho thấy do các giả thuyết âm mưu và thông tin giả lưu hành trên mạng khiến nhiều người mất niềm tin, lo âu và chống lại vắc-xin Covid-19 khiến tỉ lệ chịu tiêm nằm dưới mức cần thiết để bảo đảm miễn dịch cộng đồng, tức phải cao hơn 55% dân số. Chính phủ Anh vừa khẳng định là không bắt buộc người dân tiêm vắc-xin Covid-19.
Tiến sĩ Heidi Larson, giáo sư trường y London School of Hygiene & Tropical Medicine là thành viên nhóm nghiên cứu, nhận định: “Tâm lý chống vắc-xin đã ảnh hưởng không nhỏ đến thành công của vaccine Covid-19 trong mục tiêu miễn nhiễm cộng đồng” Larson cũng là giám đốc của Dự án quốc tế xây dụng lòng tin vắc-xin (Vaccine Confidence Project).
Nghiên cứu đến cùng lúc với công bố của Pfizer là vắc-xin do họ hợp tác phát triển có thể cứu được nhiều người khi đại dịch đã lấy đi mạng sống của hơn 1 triệu người trên trái đất. Báo cáo nghiên cứu nêu rõ: “Nếu trước khi nghe thông tin lệch lạc có 54% người ở Anh và 41,2% người ở Mỹ đồng ý tiêm vắc-xin, nhưng sau khi nghe các thông tin tiêu cực trên mạng, con số này giảm 6,4% ở Anh và 2,4% ở Mỹ.
Tại cả hai quốc gia, những người không có bằng đại học, thu nhập thấp và không phải da trắng thuộc số từ chối tiêm vắc-xin nhiều nhất. Phụ nữ cũng dị ứng với vắc-xin hơn nam giới nhưng họ sẵn sáng chấp nhận tiêm nếu bảo vệ được gia đình và bạn bè hay thấy nguy cơ nhiễm cao.