Cùng điểm qua Top 20 trường đại học khoa học công nghệ hàng đầu trên thế giới – nơi khởi nguồn của những phát kiến công nghệ vĩ đại nhất.
Viện Công nghệ Massachusetts (MIT-Mỹ) thành lập vào năm 1861 là trường đại học tốt nhất thế giới theo bảng xếp hạng Đại học Thế giới QS năm 2018. Trường được xếp hạng 5 trong tất cả các hạng mục, gồm nghiên cứu, khả năng ứng dụng, giảng dạy, cơ sở vật chất, quốc tế hóa…
Đại học Stanford nằm trong thung lũng Silicon ở California (Mỹ), tập trung những nhà nghiên cứu sáng tạo nhất, các doanh nghiệp công nghệ cao… như Elon Musk, Sergei Brin, Peter Thiel, John Kennedy và Larry Page.
Đại học Carnegie Mellon được thành lập năm 1900, tọa lạc tại khuôn viên rộng 140 mẫu Anh ở Pittsburgh, Pennsylvania (Mỹ). Trường có cơ sở hiện đại bao gồm viện robot, viện tương tác người-máy tính và sân quần vợt.
Đại học California, Berkeley (Mỹ) là một trong những tổ chức giáo dục hàng đầu thế giới. Được biết đến rộng rãi với khu ký túc xá nổi tiếng về quy mô, các thư viện và phòng thí nghiệm hiện đại…
Đại học Cambridge (Anh) đạt được tối đa 5 sao trong danh sách xếp hạng về nghiên cứu, đổi mới, giảng dạy và tiêu chuẩn chuyên môn.
Đại học Harvard là cơ sở giáo dục đại học lâu đời nhất của Mỹ và là trường đại học tốt nhất thứ ba trên thế giới theo bảng xếp hạng QS World University Rankings mới nhất.
Đại học Oxford ở Anh được đánh giá là 5 sao, với ưu điểm nổi bật trong nghiên cứu, giảng dạy và đổi mới.
Đại học Princeton cũng là một tổ chức có tiếng tăm và một trong những trường đại học lâu đời nhất ở Mỹ.
ETH Zurich – Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ, nơi có 500 giáo sư và 20.000 sinh viên đến từ hơn 120 quốc gia đang giảng dạy và học tập. Thành tích xuất sắc của viện gồm 21 giải Nobel, trong đó Albert Einstein. Đây cũng là trường đại học xếp hạng cao nhất ở châu Âu.
Đại học Quốc gia Singapore (NUS) – một trường đại học toàn cầu hàng đầu ở châu Á. Đại học Quốc gia Singapore (NUS) cũng là trường đại học hàng đầu của Singapore, cung cấp cách tiếp cận toàn cầu về giáo dục và nghiên cứu, với trọng tâm là các quan điểm và chuyên môn của châu Á.
Đại học Toronto (Canada) nổi bật về chuyên ngành địa lý, điều dưỡng, giải phẫu và sinh lý học.
Trường Đại học Hoàng gia London đứng thứ 8 trên thế giới trong bảng xếp hạng. Nó cũng là một tổ chức độc nhất ở Anh, chỉ tập trung vào khoa học, kỹ thuật, y khoa và kinh doanh.
Đại học California, Los Angeles (Mỹ).
Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông (Trung Quốc) được thành lập năm 1991. Đây cũng được coi là một trường đại học quốc tế chuyên nghiên cứu và giáo dục hàng đầu.
Đại học Melbourne (Australia) có các chương trình đại học và sau đại học tại hơn 80 khu vực nghiên cứu khác nhau.
Đại học Kỹ thuật Nanyang, Singapore (NTU) được xếp hạng là trường đại học tốt nhất trên thế giới dưới 50 năm tuổi.
Đại học Bắc Kinh
Đại học Bắc Kinh là một trong những trường đại học nghiên cứu uy tín và lớn nhất ở Trung Quốc, với khoảng 2.000 sinh viên quốc tế đang theo học mỗi năm.
Ecole Polytechnique Fédérale de Lausanne (EPFL) ở Thụy Sĩ, và được thành lập vào năm 1853. Học viện nổi tiếng với chuyên ngành khoa học vật lý và kỹ thuật.
Đại học Washington (Mỹ) là một trong những trường đại học công lập hàng đầu trên thế giới, với sự theo học của hơn 54.000 sinh viên hàng năm.
Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) thành lập năm 1911. Nơi đây được biết đến có nhiều tài năng và nghiên cứu khoa học, với 149 viện nghiên cứu chính, trong đó có 13 phòng thí nghiệm trọng điểm của Bắc Kinh.