Mới đây, Bộ Công an Trung Quốc vừa tuyên bố rằng cảnh sát đã bắt giữ 63 thương nhân bị buộc tội mua thịt chuột, cáo và chồn và sau đó bán nó ra dưới dạng thịt cừu.
Bọn tội phạm đã trộn thịt với gelatin, thuốc nhuộm đỏ và nitrat trước khi bán chúng ở Thượng Hải và các tỉnh lân cận vùng Giang Tô đã thu về cho họ gần 1,6 triệu USD. Nhưng thật sự thì bất cứ ai nhìn qua miếng thịt cũng thấy chúng rất hấp dẫn và có vẻ ngon miệng làm sao.
Đã qua một năm cho các vụ bê bối thực phẩm, những gì xảy ra trước đây với với thịt viên ngựa giả thương hiệu IKEA và thịt heo chết ở Trung Quốc. Để trấn an lòng tin của nhân dân, chính phủ Trung quốc đang tập trung giải quyết vấn đề an toàn thực phẩm (theo báo cáo trên các phương tiện truyền thông nhà nước cho biết các quan chức thực thi pháp luật Trung Quốc đã bắt giữ hơn 900 người với lý do bán thịt giả hoặc thịt nhiễm độc trong ba tháng vừa qua). Nhưng tiết lộ mới nhất này đã gây sốc cho quần chúng nhiều hơn là giúp họ yên tâm và cũng khiến nhiều người ở Trung Quốc tự hỏi liệu “thịt cừu” đang hầm trên bếp ăn của họ có thực sự 100% là thịt cừu không.
- Xem thêm: Thịt chuột ở miền Tây
Nghệ sĩ Laura Ginn hiện cư ngụ tại Bắc Carolina, người đã tổ chức một bữa tiệc tối gồm 5 món toàn từ thịt chuột ở New York vào năm 2019, cũng được mệnh danh là một người sành ăn thịt chuột. Cô đã đưa ra 5 cách để giúp mọi người có thể phân biệt thịt chuột và phân biệt với các loại thịt khác.
- Nó có mùi hôi như chuột. Chuột tiết ra một loại dầu trên da mang lại cho chúng mùi khai khai riêng biệt trong khi một số người so sánh mùi của nó với nước tiểu. Thật ra, mùi rất khác biệt và cho dù có thể mùi hôi sẽ giảm đi sau khi chuột bị lột da và được nấu chín, nhưng không cách nấu nào có thể hoàn toàn xóa sạch mùi hôi.
- Nó có vị đặc biệt hơi hăng, tương tự như gấu trúc hoặc thỏ. Nếu được pha trộn với các loại thịt khác, chuột trở nên khó nhận biết rất nhiều; vì vậy, bạn phải khá khó tính và nhạy bén để nhận ra điều đó.
- Nó có vị rất ngon nhất là khi được tẩm với rượu moonshine và đem nướng. Trong tất cả các cách Ginn đã ăn chuột, đây là món thực phẩm yêu thích nhất của cô. Món thứ hai nữa là thịt chuột hun khói ăn với bánh mì nướng Pháp Brioche. Vì vậy, nếu bạn tình cờ thưởng thức một món thịt tẩm moonshine-BBQ, hãy liên tưởng và coi chứng đó là thịt chuột.
- Nó trông giống như thịt cừu. Khi còn sống, thịt chuột hồng hoặc đỏ trông rất giống thịt cừu. Thật không may cho người Trung Quốc, khi xay, chuột có thể trông rất giống với bất kỳ loại thịt xay nào được xay chung. Khi nấu chín, thịt chuột trông giống thỏ hơn, Ginn cho biết có thể vì hình dạng của vết cắt.
- Nếu bạn ở châu Á: Theo Ginn, người châu Á thường ăn chuột nhiều nhất vì châu Á có nhiều đồng lúa. Ở những nơi chuột ăn lúa, loài gặm nhấm này được coi là an toàn để thưởng thức. Nhưng tất nhiên, không rõ liệu những con chuột được bán trên thị trường như dạng thịt cừu ở Trung Quốc là những con chuột khỏe mạnh, ăn lúa hay sống trong cống rãnh và bãi rác. The New York Times cho biết “không ai giải thích chính xác làm thế nào các thương nhân mua được chuột và các sinh vật khác”. Chuột cũng là động vật mang mầm bệnh. Vì vậy, khi tổ chức bữa ăn của mình, Ginn đã đặt hàng từ một công ty chuyên cung cấp các loài gặm nhấm ăn ngũ cốc được nuôi đặc biệt cho các sở thú.
Hầu hết những người đã ăn thịt chuột mô tả nó có vị ngọt và hơi mặn. Giá cả vừa phải: một kg thịt chuột sẽ có giá khoảng 3-5 USD và một người có thể dễ dàng ăn 7 con chuột trong một bữa ăn ở nhà hàng. Một số người khác thích sử dụng chuột trong món hầm với các loại thảo mộc và rau quả để chữa đau lưng. Tuy nhiên, nếu nấu ở nhiệt độ rất cao, có thể loại bỏ được nhiều mầm bệnh, nhưng thực tế là loài gặm nhấm ăn rất nhiều chất thải và xác động vật nên nếu không nấu chín đúng cách có thể dẫn nhiều bệnh khác nhau và thậm chí tử vong.
Chuột được tiêu thụ nhiều ở Campuchia, Lào, Myanmar, một phần của Philippines và Indonesia, Thái Lan, Ghana, Trung Quốc và Việt Nam, theo Grant Singleton, đến từ Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế ở Philippines cho biết ông đã ăn thịt chuột ít nhất 6 lần ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
Lợi ích cho sức khỏe
Nếu chuột thật sự an toàn để tiêu thụ nó sẽ cho chúng ta những lợi ích về mặt sức khỏe.
1. Nguồn protein cao
Một trong những lợi ích sức khỏe của thịt chuột là nguồn protein rất cao và chuột cũng được đưa vào danh sách những động vật có nhiều protein. Vì vậy nếu ăn thịt chuột, có lẽ lý do đầu tiên là để có nhiều protein cho sức khỏe.
2. Giúp chống lại nạn đói thế giới
Có rất nhiều cuộc thảo luận để chống lại vấn đề nạn đói trên thế giới và một trong những giải pháp được đề xuất là thành lập trang trại nuôi chuột để cung cấp đủ protein và chất dinh dưỡng để chống suy dinh dưỡng. Lý do đơn giản là vì tỷ lệ sinh sản của chuột rất cao. Sự sinh sản nhanh chóng của chuột có thể cung cấp đủ protein để nuôi dân số đang đói một cách hiệu quả.
3. Giải quyết vấn đề khủng hoảng chuột
Có một số cuộc thảo luận về cách hoặc cách tốt nhất để giải quyết khủng hoảng chuột. Một khi chuột sinh sản trong một ngôi nhà là rất khó để loại bỏ chúng. Vì vậy, một số ý tưởng điên rồ đã xuất hiện, thay vì loại bỏ chúng, bạn nên tìm cách thu hoạch chúng để giải quyết khủng hoảng.
4. Cung cấp món thịt ngon
Thịt chuột là một loại thực phẩm, nhưng có thể là điều cấm kỵ ở một số nền văn hóa vì chuột được coi là loài vật gây bệnh và ô uế, không thể chấp nhận được về mặt xã hội. Truyền thống của người Hồi giáo và Kashrut, người Shipibo ở Peru và Sirionó của Bolivia đều tuân theo những điều cấm kỵ là chống lại việc ăn thịt chuột.
Nhưng ở một số quốc gia, thịt chuột lại là một món ăn chính. Có một số quốc gia thực sự phục vụ thịt chuột trong thực đơn của họ. Những người đã thử ăn thịt chuột nói rằng mọi người thường đánh giá thấp hương vị của thịt chuột, nhưng trong thực tế, thịt chuột không khác biệt với thịt gà hoặc thịt gia cầm khác và nó có vị rất ngon.
Ở châu Mỹ món thịt chuột hầm được tiêu thụ ở bang West Virginia. Ở các nước châu Á, ví dụ trong văn hóa Mishmi của Ấn Độ, chuột rất cần thiết cho món ăn truyền thống, vì phụ nữ Mishmi thường không ăn thịt ngoại trừ cá, thịt heo, chim hoang dã và chuột.
- Xem thêm: Về quê bác Ba Phi nhâm nhi… thịt chuột!
Người Musahar ở phía bắc Ấn Độ đã thương mại hóa việc nuôi chuột và biến chúng thành một món ngon kỳ lạ. Ở Đài Loan và ẩm thực Thái Lan có món “Rat-on-a-stick” là món chuột nướng được tiêu thụ nhiều nhất và ngay cả ở Việt nam cũng thích món ăn này.
Tổ chức Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc ước tính thịt chuột chiếm một nửa số thịt sản xuất tại địa phương như ở Ghana, nơi chuột được nuôi và săn bắt để lấy thịt. Những người nô lệ châu Phi ở miền Nam nước Mỹ đã biết săn chuột để bổ sung vào khẩu phần ăn của họ, và thổ dân dọc bờ biển ở miền Nam Queensland (Australia) thường xuyên đưa chuột vào chế độ ăn uống. Ở Pháp và Anh thời Nữ hoàng Victoria trong giới quý tộc còn ăn bánh chuột. Trong Thế chiến thứ hai, do thiếu lương thực phân phối, các nhà khoa học người Anh cũng đã ăn thịt chuột dùng trong phòng thí nghiệm.
Trong văn hóa truyền thống của người Hawaii và người Polynesia, chuột là thức ăn hàng ngày của người dân. Khi ăn tiệc, người Polynesia ở Rapa Nui có thể ăn thịt chuột, nhưng nhà vua thì không được phép. Thật vậy, các nhà khảo cổ Hawaii đã tìm thấy lượng xương cốt của chuột ở vùng đất các hộ gia đình thường dân nhiều gấp 3 lần so với các vùng đất thuộc các gia đình giàu có; điều này cho thấy chuột cũng là thức ăn chính.
5. Chữa được bệnh hen suyễn
Y học cổ truyền Trung Quốc cho biết người ta ăn chuột non mới sinh còn sống có thể khắc phục các triệu chứng hen suyễn. Điều này có thể là tin vui, nhưng cần được tiến hành nghiên cứu sâu hơn để giúp cho y học.
6. Là lương thực cho nhiều động vật khác
Chuột là thức ăn phổ biến cho rắn và trăn, chủ yếu là chuột trong điều kiện nuôi nhốt và dạng sống hoặc đông lạnh.
Mầm bệnh nguy hiểm từ chuột và thịt chuột
Chuột có thể ăn được, nhưng điều đáng lo là nó sẽ mang đến cho con người nhiều mầm bệnh như dịch hạch, sốt phát ban và bệnh toxoplasmosis. Thật ra, không phải chỉ môi trường ô nhiễm hoặc cống rãnh mới thu hút chuột sinh sôi mà ngay cả nơi công cộng sạch sẽ nhất cũng có thể có chuột làm tổ vì chuột ăn bất cứ thứ gì từ hạt dành cho chim ăn cho đến thức ăn cho chó mèo, gia súc và con người.
Ăn thịt chuột không phải là cách duy nhất để sinh vật này truyền bệnh. Chuột cắn cũng có thể bị nhiễm trùng. Chuột có thể làm ô nhiễm thực phẩm. Khi nó di chuyển, lông và nước tiểu rơi ra đủ để gây ra thảm họa và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Nói về nhược điểm của chuột có lẽ ai cũng biết chuột chính là nguồn gốc của nhiều bệnh. Chuột thích sống trong môi trường ẩm ướt và bẩn thỉu vì nơi đó chúng lấy thức ăn dễ dàng. Vì vậy, trước khi bạn quyết định thêm thịt chuột vào bàn ăn thì cần biết qua danh sách các bệnh do chuột gây ra.
Thịt chuột là nguồn gốc của các bệnh như dịch hạch, sốt phát ban và bệnh toxoplasmosis. Toxoplasmosis là bệnh do ký sinh trùng Toxoplasma gondii gây ra.
Nhiễm trùng toxoplasmosis thường không gây ra triệu chứng rõ ràng ở người lớn. Tuy nhiên, nó có thể lây nhiễm ở hầu hết các loại động vật máu nóng, kể cả con người. Bệnh toxoplasmosis có thể gây sảy thai hoặc em bé sinh ra bị dị tật bẩm sinh. Bên cạnh những dịch bệnh do virus, nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm trùng tiêu hóa, các bệnh do chuột gây ra cũng gây nên những dịch bệnh nghiêm trọng cho người. Các loài chuột thường gặp như chuột cống, chuột lắt, chuột đồng, chuột nhắt, chuột đất lớn, chuột chù và chuột xạ đều là vật chủ gây bệnh dịch hạch nhiều nhất ở Việt Nam.
- Xem thêm: Chuột đồng quay lu
Bệnh dịch hạch là bệnh truyền nhiễm cấp tính, rất nguy hiểm do vi khuẩn Yersinia pestis. Bệnh từ động vật, chủ yếu là bộ gặm nhấm (Rodentia), lây qua người bởi bọ chét ký sinh.
Bệnh có thể lây truyền qua người qua nhiều cách, có thể do bọ chét đã hút máu vật chủ mang bệnh dịch hạch, lan truyền trực tiếp từ vật chủ bị bệnh qua người, hoặc xâm nhập trực tiếp qua da có tổn thương, hoặc do động vật có mang bệnh cắn cào, hoặc do hít trực tiếp Yersinia pestis có trong không khí từ vật chủ bị dịch hạch thể phổi.
Bệnh có các thể lâm sàng như dịch hạch thể hạch, dịch hạch thể nhiễm trùng huyết, dịch hạch thể phổi, dịch hạch thể màng não. Ngoài ra, chuột còn là tác nhân gây ra những bệnh như bệnh sốt hoàng đản, xuất huyết nhiễm trùng do nước đái chuột, nhiễm vi trùng kiết lỵ, amibe, vi khuẩn salmonella… do ngộ độc phân chuột, bệnh uốn ván do chuột cắn, nhiễm trùng cấp tính hệ thần kinh do nước đái của chuột nhắt và bệnh sốt bụi rậm do ve mạt ký sinh trên chuột cắn.
Theo kinh nghiệm dân gian, để diệt chuột, người ta thường dùng cây cỏ hoặc nuôi mèo, rắn, chim… hay dùng các loại bẫy như bẫy bắt sống, đập chết… và dùng hóa chất các loại gây ngộ độc qua thức ăn, nước uống, không khí (xông hơi diệt chuột).
Người dân cần thường xuyên đảm bảo vệ sinh môi trường, không để thừa, đọng thức ăn dư, quản lý lương thực, thực phẩm, nuôi mèo, đặt bẫy, phá vỡ hang tổ chuột, khống chế, phá hủy nơi sinh sản của chuột, bọ chét, khi thấy chuột chết bất thường phải khai báo ngay với y tế cơ sở và tránh quẳng xác chuột chết ra đường để tránh ô nhiễm không khí môi trường.